Myliobatis tobijei

Cá ó đầu bò

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-60

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Cá đuối ó đầu bò thường bị đánh bắt bởi nhiều loài nghề như giã cào, lưới rê, lưới vây. Trên thế giới, quần thể của loài này ước tính bị suy giảm > 30% trong 18 năm qua (Rigby et al. 2021). Ở Việt Nam, loài cá này hiếm gặp ngoài tự nhiên, quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường gặp ở vùng biển ven bờ hoặc ngoài khơi, ở độ sâu 0-60 m, ghi nhận ở độ sâu 333 m tại Nhật Bản (Nakabo 2013, White et al. 2015, Weigmann 2016).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống nước mặn, tầng đáy, nền đáy bùn hoặc cát.

Đặc điểm sinh sản

Noãn thai sinh, con non hấp thu dinh dưỡng từ noãn hoàng, sau đó lấy dinh dưỡng từ cá mẹ qua các cấu trúc chuyên biệt. Mỗi lứa đẻ 1-10 con (trung bình 6 con), chiều rộng đĩa thân của con sơ sinh khoảng 20 cm, của con đực trưởng thành khoảng 43 cm (Nakabo 2013, Last et al. 2016).

Thức ăn

Ăn động vật đáy.

Sử dụng và buôn bán

Thường được sử dụng làm thực phẩm cho con người ở dạng tươi, những con có kích thước nhỏ được sử dụng làm bột cá, phân cá. Ngoài ra, loài cá này còn được nuôi làm cảnh khá phổ biến trong các thủy cung.

Mối đe dọa

Đánh bắt cá và thủy sản quá mức, sử dụng có mục đích ở quy mô nhỏ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về thả chúng lại biển khi còn sống. Nghiên cứu về sinh học và đánh giá hiện trạng quần thể để đưa ra các khuyến nghị đối với công tác bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Nakabo T. (2013). Fishes of Japan with Pictorial Keys to the Species. Tokai University Press, Tokyo.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Weigmann S. (2016). Annotated checklist of the living sharks, batoids and chimaeras (Chondrichthyes) of the world, with a focus on biogeographical diversity. Journal of Fish Biology, 88(3): 837-1037.
White W.T., Kawauchi J., Corrigan S., Rochel, E. & Naylor G.J.P. (2015). Redescription of the eagle rays Myliobatis hamlyni Ogilby, 1911 and M. tobijei Bleeker, 1854 (Myliobatiformes: Myliobatidae) from the East Indo-West Pacific. Zootaxa, 3948(3): 521-548
Rigby C.L., Walls R.H.L., Derrick D., Dyldin Y.V., Herman K., Ishihara H., Jeong C.H., Semba Y., Tanaka S., Volvenko I.V. & Yamaguchi A. (2021). Myliobatis tobijei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T161357A124471213. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T161357A124471213.en. Accessed on 09 April 2023.

Dữ liệu bên ngoài