Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
1000
Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc, Butan, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Malaysia.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cò lạo ấn độ là loài chim định cư phân bố rộng tại Việt Nam; kích cỡ quần thể nhỏ và bị suy giảm do sinh cảnh sống bị thu hẹp do tác động của các hoạt động phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn thức ăn bị suy giảm; kích cỡ quần thể ước tính < 10.000 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 1.000 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Perennou et al. (1994) đánh giá hiện trạng quần thể của loài ở Nam Á là 15,000 cá thể và ít hơn 10,000 cá thể tại Đông Nam Á. Tổ chức Đất ngập nước Quốc Tế đánh giá hiện trạng quần thể của loài vào khoảng 25,000-35,000 cá thể tương đương với 16,000-24,000 cá thể trưởng thành (Wetlands International (2013).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các vùng bãi bùn, hồ lớn, rừng đầm lầy nước ngọt, thỉnh thoảng ghi nhận tại các vùng trồng lúa nước.
Dạng sinh cảnh phân bố
Trảng cỏ ngập nước theo mùa, đất ngập nước nội địa.
Đặc điểm sinh sản
Sinh sản từ tháng 11-5, thường đẻ 2-5 trứng.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm cảnh.
Mối đe dọa
Mất và suy thoái sinh cảnh sống, quấy nhiễu do các hoạt động của con người; bị bẫy bắt làm cảnh.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Cò lạo ấn độ có tên trong Phụ lục I CITES.
Đề xuất
Điều tra quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống trong vùng phân bố tự nhiên của loài; kiểm soát các hoạt động săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2016). Mycteria leucocephala. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22697658A93628598. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22697658A93628598.en. Accessed on 17 May 2022.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Nameer P.O., Jayadevan P., Tom G., Sreekumar & Sashikumar C. (2015). Long term Population Trends of Waterbirds in Kerala over three Decades. In: Gopi G.V. and S.A. Hussain (eds), ENVIS Bulletin Wildlife and Protected Areas in India: Waterbirds of India, pp. 44-69.
Perennou C.P., Mundkur T. & Scott D.A. (1994). The Asian Waterfowl Census 1987-1991: distribution and status of Asian waterfowl. IWRB and AWB, Slimbridge and Kuala Lumpur, 161-163.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Visal S. & Mahood S. (2015). Wildlife monitoring at Prek Toal Ramsar site, Tonle Sap Great Lake 2013 and 2014. Wildlife Conservation Society, Cambodia Program, Phnom Penh, 89 pp.