Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Ghi chú về phân loại học: Một số tài liệu đề cập đến tên loài Muntiacus puhoatensis Le, 1997 (Binh Chau 1997) nhưng mô tả loài mới chưa được công bố trên tạp chí khoa học, tên loài này sau đó chưa được công nhận chính thức (Timmins & Duckworth 2016).
Phân bố
Việt nam
Thanh Hóa (Xuân Liên, Pù Luông), Nghệ An (Pù Hoạt) (Nguyễn Mạnh Hà & cs. 2013) .
Độ cao ghi nhận thấp nhất
700
Độ cao ghi nhận cao nhất
1400
Thế giới
Lào.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này cực kỳ hiếm gặp, mới được phát hiện lại ở Việt Nam, vùng phân bố rất hẹp ở khu vực Bắc Trung Bộ (Le et al. 2014). Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản. Loài này bị săn bắt làm thực phẩm ở các địa phương. Kích cỡ quần thể ước tính < 250 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể ước tính < 50 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Đánh giá hiện trạng (thông tin đánh giá về kích cỡ quần thể, mật độ,…, nếu có): quần thể được xác nhận có số lượng tốt nhất hiện nay là ở khu vực rừng liền dải thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, Rừng phòng hộ Quế Phong và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Quần thể hiện tại khoảng 100-150 cá thể và vẫn chịu tác động của hoạt động săn, bẫy trái phép. Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng kín thường xanh với nhiều cây gỗ lớn ở độ cao trên 700 m, ưa thích là các khu rừng gỗ lớn, thực bì dưới tán rừng thưa, khác với mang thường là loài ưa các khu vực thứ sinh, vùng xen lẫn với trảng cỏ (Nguyễn Mạnh Hà & cs. 2013)
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng kín thường xanh trên 700m,
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị săn bắt làm thực phẩm tại địa phương.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp và khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh ở các khu vực phân bố; kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này; thực hiện các giải pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên và chương trình nhân nuôi bảo tồn chuyển chỗ.
Tài liệu tham khảo
Amato G., Egan M.G., Schaller G.B., Baker R.H., Rosenbaum H.C., Robichaud W.G. & DeSalle R. (1999). Rediscovery of Roosevelt’s barking deer (Muntiacus rooseveltorum). Journal of Mammalogy, 80(2): 639-643.
Binh Chau (1997). Another new discovery in Vietnam. Vietnam Economic News, 47: 46-47.
Grubb P. (2005). Artiodactyla. Pp. 637-722. In: Wilson D.E. & Reeder D.M. (ed.), Mammal Species of the World. A Taxonomic and Geographic Reference (3rd ed), Johns Hopkins University Press, Baltimore.
Le M., Nguyen T. V., Duong H. T., Nguyen H. M., Dinh L. D., Do T., Nguyen H.D. & Amato G. (2014). Discovery of the Roosevelt’s Barking Deer (Muntiacus rooseveltorum) in Vietnam. Conservation Genetics, 15(4): 993-999.
Nguyễn Mạnh Hà, Đỗ Tước, Lê Đức Minh, Lê Văn Dũng, Nguyễn Đình Hải, Phạm Anh Tám, Đỗ Trọng Hướng (2013). Hiện trạng quần thể và phân bố của các loài mang (Muntiacus spp.) Ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. CRES/KBT Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. pp. 70.
Osgood W.H. (1932). Mammals of the Kelley-Roosevelts and Delacour Asiatic expeditions. Field Museum of Natural History, Zoology Series, 18(10): 193-339.
Timmins R. & Duckworth J.W. (2016). Muntiacus rooseveltorum. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T13928A22160435. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016 -1.RLTS.T13928A22160435.en. Accessed on 02 February 2023.