Muntiacus muntjak

Hoẵng

Suy giảm


Thông tin về hồ sơ loài

Tên việt nam

Hoẵng

Phân hạng bảo tồn

VU

Trích dẫn
Đặng Huy Phương, 2023. Muntiacus muntjak. Danh lục Đỏ Việt Nam. MM97

Phân bố

Việt nam

Phân bố rộng ở nhiều vùng rừng núi, trung du và hải đảo từ miền Bắc đến miền Nam (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia (Grubb 2005).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rộng ở các khu vực miền núi và trung du trên địa bàn cả nước. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng để canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản. Loài này bị săn bắt quá mức làm thực phẩm, đôi khi bị buôn bán làm cảnh. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống trong rừng thường xanh, rừng thưa, rừng quanh nương rẫy, đồi cây, trảng cỏ, cây bụi. Hoạt động ban đêm, vùng hoạt động khoảng 1-2 km2 (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng khô nhiệt đới (Sinh cảnh 1.5)Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản vào tháng 1-3 và tháng 6-8. Thời gian mang thai 180-200 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con (rất ít trường hợp đẻ 2 con) (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).

Thức ăn

Lá cây, quả cây, cỏ (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008, 2010).

Sử dụng và buôn bán

Loài này bị săn bắt quá mức để làm thực phẩm.

Mối đe dọa

Loài này bị săn bắt làm thực phẩm. Sinh cảnh sống của loài bị chia cắt và suy thoái do xâm lấn đất rừng tự nhiên để mở rộng đất sản xuất nong nghiệp, khai thác lâm sản.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh ở các khu vực phân bố; kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này; thực hiện các giải pháp phục hồi quần thể trong tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Cần, Hideki Endo, Nguyễn Trường Sơn, Tatsuo Oshida, Lê Xuân Cảnh, Đặng Huy Phương, Darrin Peter Lunde, Shin Ichiro Kawada, Hayashida Akiko & Sasaki Motoki (2008). Danh lục các loài thú hoang dã Việt Nam. Primates Research Institute and Institute of Ecology and Biological Resources, Inuyama and Hanoi, 400 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên & Nguyễn Minh Tâm (2008). Động vật chí Việt Nam, Tập 25: Lớp Thú-Mammalia (Primates, Carnivora, Artiodactyla, Perissodactyla, Rodentia). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 362 trang.
Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Xuân Đặng, Hoàng Minh Khiên, Đặng Huy Phương (2010). Thú rừng – Mammalia Việt Nam, hình thái và sinh học sinh thái một số loài Tập II. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 264 trang.
Grubb P. (2005). Order Perissodactyla, Order Artiodactyla. Pp. 629-719. In: Wilson D.E. & Reeder D.M. (eds.). Mammal species of the world: a taxonomic and geographic reference, 3rd ed. Johns Hopkins University Press, Baltimore.
Timmins R.J., Duckworth J.W. & Hedges S. (2016). Muntiacus muntjak. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T42190A56005589.
https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T42190A56005589.en. Accessed on 02 February 2023.

Dữ liệu bên ngoài