Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông (Trường Sa, Miền Trung, Miền Nam).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-480
Độ cao ghi nhận cao nhất
-30
Thế giới
Các vùng biển nhiệt đới và ôn đới của tất cả các đại dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad+4d.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá mặt trăng bị đánh bắt ngẫu nhiên trong các nghề câu vàng, lưới rê trôi và lưới kéo tầng nước giữa. Do áp lực khai thác thủy sản với số lượng lớn các loại ngư cụ, quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong 15 năm qua và suy đoán tiếp tục suy giảm với mức độ như trên trong 15 năm tới (tiêu chuẩn 2ad+4d).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Không rõ
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này sống ở đại dương, ở các vùng nước nhiệt đới, cận nhiệt đới có độ sâu 30-480 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống ở đại dương. Con trưởng thành sống trên các sườn núi tiếp giáp với vùng nước sâu, nơi chúng đến để trú ẩn và tìm kiếm thức ăn. Loài cá mặt trăng phân bố rộng, ở độ sâu 30 – 480m, nhưng thường là từ 30 đến 70 m. Những con trưởng thành sống trên các sườn núi tiếp giáp với vùng nước sâu, nơi chúng đến để trú ẩn và tìm kiếm thức ăn.
Đặc điểm sinh sản
Cá mặt trăng đẻ trứng, có số lượng trứng nhiều nhất trong tất cả các loài động vật có xương sống.
Thức ăn
Ăn cá, động vật thân mềm, động vật phù du, sứa, động vật giáp xác và sao biển đuôi rắn.
Sử dụng và buôn bán
Cá có thể chứa độc tố Tetrodotoxin tương tự như cá nóc và cá nhím. Không nên dùng làm thức ăn. Tuy nhiên, chúng được buôn bán và sử dụng ở Nhật Bản và Đài Loan như một món ăn đặc sản. Một số bộ phận của cá được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc.
Mối đe dọa
Cá mặt trăng bị đánh bắt không chủ đích trong các nghề khái thác lưới rê trôi và nghề lưới kéo tầng giữa, câu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc cấm đánh bắt cá mặt trăng và thả chúng lại biển khi còn sống.
Tài liệu tham khảo
Allen G.R. & Erdmann M.V. (2012). Reef Fishes of the East Indies. Tropical Reef Research, Perth, Australia.
Cartamil D.P. & Lowe C.G. (2004). Diel movement patterns of ocean sunfish Mola mola off southern California. Marine Ecology Progress Series 266: 245-253.
Hart J.L. (1973). Pacific fishes of Canada. Bulletin – Fisheries Research Board of Canada, 180: 1-740.
Kuiter R.H. & Tonozuka T. (2001). Pictorial guide to Indonesian reef fishes. Part 3. Jawfishes – Sunfishes, Opistognathidae – Molidae. Zoonetics, Australia, 623-893.
Liu J., Zapfe G., Shao K.T., Leis J.L., Matsuura K., Hardy G., Liu M., Robertson R. & Tyler J. (2015). Mola mola (errata version published in 2016). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T190422A97667070 . Accessed on 4 March 2022.
Parsons C. (1986). Dangerous marine animals of the Pacific coast. Helm Publishing, San Luis Obispo, California, 96 pp.
Pope E.C., Hays G.C., Thys T.M., Doyle T.K., Sims D.W., Queiroz N., Hobson V.J., Kubicek L. & Houghton J.D.R. (2010). The biology and ecology of the ocean sunfish, Mola mola: a review of current knowledge and future research perspectives. Reviews in Fish Biology and Fisheries, 20(4): 471-487.
Riede K. (2004). Global register of migratory species – from global to regional scales. Federal Agency for Nature Conservation, Bonn, Germany.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm