Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Ở Việt Nam, ghi nhận của loài Mobula eregoodoo (Cantor, 1849) trước đây được định loại là M. eregoodootenkee (Bleeker, 1859) (Lê Thị Thu Thảo & cs. 2016). Sau đó, M. eregoodootenkee được coi là synonym của M. eregoodoo (Notarbartolo di Sciara et al. 2019).
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-50
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Phân bố rải rác ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá nạn hải sừng dài là đối tượng khai thác của nghề giã cào, lưới rê, câu. Trên thế giới, quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 50% trong 30 năm (Rigby et al. 2020). Sinh cảnh của loài ở vùng biển ven bờ cũng bị thu hẹp và suy thoái. Ở Việt Nam, quần thể của loài này ước tính suy giảm tương đương trên thế giới, khoảng > 50% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Vùng biển ven bờ đến ngoài khơi (Notarbartolo di Sciara et al. 2019).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống ở biển
Đặc điểm sinh sản
Loài này sinh con, thời gian mang thai 10-12 tháng, mỗi lứa sinh một con, có chiều rộng đĩa thân 43 cm (Broadhurst et al. 2019, Notarbartolo di Sciara et al. 2019). Chu kỳ sinh sản có thể giống các loài khác trong giống Mobula là 1-3 năm. Tuổi sinh sản lần đầu ước tính là 5-6 năm và tuổi thọ tối đa 20 năm (Rigby et al. 2020).
Thức ăn
Ăn động vật phù du, giáp xác, mực và cá nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Loài này sử dụng làm thực phẩm, thịt làm thức ăn cho người, tấm mang có giá trị cao làm thuốc.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức, bị đánh bắt bởi các loại ngư cụ như giã cào, lưới rê, câu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm I, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước để có dữ liệu về tình trạng loài. Kiểm soát tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Broadhurst M.K., Laglbauer B.J.L., Burgess K.B. & Coleman M.A. (2018). Reproductive biology and range extension for Mobula kuhlii cf. eregoodootenkee. Endangered Species Research, 35: 71-80.
Lê Thị Thu Thảo, Võ Văn Quang, Nguyễn Phi Uy Vũ, Trần Công Thịnh & Trần Thị Hồng Hoa (2016). Thành phần loài thuộc lớp cá sụn chondrichthyes ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, 22: 136-150.
Nguyen L. (2006). Data collection on shark fisheries in Viet Nam. Pp. 131-163. In: Report on the Study on Shark Production, Utilization and Management in the ASEAN Region 2003-2004, Southeast Asian Fisheries Development Center, Bangkok, Thailand.
Notarbartolo di Sciara G., Adnet S., Bennett M., Broadhurst M.K., Fernando D., Jabado R.W., Laglbauer B.J.L. & Stevens G. (2019). Taxonomic status, biological notes, and conservation of the longhorned pygmy devil ray Mobula eregoodoo (Cantor, 1849). Aquatic Conservation: Marine and Freshwater Ecosystems, 30(1): 104-122.
Rambahiniarison J.M., Lamoste M.J., Rohner C.A., Murray R., Snow S., Labaja J., Araujo G. & Ponzo A. (2018). Life history, growth, and reproductive biology of four mobulid species in the Bohol Sea, Philippines. Frontiers in Marine Science, 5: fmars.2018.00269.
Rigby C.L., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M.P., Jabado R.W., Liu K.M., Marshall A. & Romanov E. (2020). Mobula eregoodoo. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41832A166793082. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T41832A166793082.en. Accessed on 07 March 2022.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.