Malus doumeri

Chua chát

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Kon Tum (Tu Mơ Rông, Ngọc Linh), Lâm Đồng (Lạc Dương, Bidoup - Núi Bà), Quảng Nam (Nam Trà My)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.500 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.800 m

Thế giới

Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận phân bố ở 3 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và Lâm Đồng. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp; loài này thường xuyên bị khai thác để làm thuốc (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng kín thường xanh ẩm, ở độ cao 1.500-1.800 m. Cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng (khi còn nhỏ) và ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi, với nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20 °C.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa ra hoa vào tháng 2-3, quả già vào tháng 9-10; cá biệt khi có hoa vẫn còn một số quả già trên cây. Tái sinh tự nhiên từ hạt.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Quả già có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng, gây nôn mửa và trẻ em khi ngủ ra nhiều mồ hôi.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp. Loài còn thường xuyên bị khai thác, chặt cả cành để lấy quả làm thuốc và làm nước giải khát.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và làm dược liệu.

Tài liệu tham khảo

“”Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 443-444.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 199-200.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, số 6 (24): 319-328.
Nguyễn Tiến Hiệp (2003). Họ Hoa hồng – Rosaceae. Trang 675-702. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
“”

Dữ liệu bên ngoài