Malayemys subtrijuga

Rùa ba gờ

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Bình Định (Tây Sơn), Đồng Nai (Cát Tiên), Kiên Giang (Rạch Giá, U Minh Thượng, Phú Quốc), Cần Thơ (Cần Thơ), Cà Mau (Năm Căn, U Minh Hạ). Ghi nhận ở Quảng Bình (Phong Nha - Kẻ Bàng) và Bình Định có thể là mẫu vật do buôn bán.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Lào, Campuchia. Các quần thể ghi nhận ở cao nguyên Khorat ở Lào và Campuchia là loài M. khoratensis (Dawson et al. 2020).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố rải rác ở các tỉnh Nam Trung Bộ và miền Nam; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do thu hẹp diện tích đất ngập nước, ô nhiễm nguồn nước; loài này khá hiếm gặp trong tự nhiên, là đối tượng bị săn bắt phục vụ buôn bán, làm thực phẩm và nuôi làm cảnh; quần thể bị suy giảm ước tính khoảng 30% trong vòng hơn 60 năm qua (tương đương 3 thế hệ) (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hiếm gặp (Nguyen et al. 2009).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở các vực nước có dòng chảy chậm, nền đáy có lớp mùn và thực vật thuỷ sinh như ao, kênh rạch, suối nhỏ, đầm lầy, đôi khi ở cả ruộng nước.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản trong khoảng từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau. Rùa mới nở thường bắt gặp ngoài tự nhiên vào đầu tháng 4, đầu mùa mưa. Trong nuôi nhốt, rùa cái đẻ 1-4 trứng/tổ, 4-6 tổ/năm.

Thức ăn

Thường ăn các loài động vật thân mềm (ốc), có thể ăn cả giun đất, động vật thuỷ sinh và cá (Ernst & Babour 1989, Dawson et al. 2020).

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt và buôn bán làm thực phẩm ở trong và ngoài nước.

Mối đe dọa

Loài này bị săn bắt mạnh làm thực phẩm, dược liệu và buôn bán; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị chia cắt và suy thoái nghiêm trọng do xâm lấn các vùng đất ngập nước, tác động của các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm nước.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh sống có một phần nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ. Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động xâm lấn đất ngập nước. Cần quản lý các hoạt động săn bắt, buôn bán trái pháp luật loài này. Tuyên truyền nhằm hạn chế tác động của con người đến sinh cảnh sống cũng như đến quần thể của loài. Tiến hành cứu hộ, nhân nuôi sinh sản phục vụ mục đích phục hồi quần thể.

Tài liệu tham khảo

Dawson J.E., Ihlow F. & Platt S.G. (2020). Malayemys subtrijuga (Schlegel and Müller 1845) – Mekong Snail-Eating Turtle. In: Rhodin A.G.J., Iverson J.B., van Dijk P.P., Stanford C.B., Goode E.V., Buhlmann K.A. & Mittermeier R.A. (Eds.). Conservation Biology of Freshwater Turtles and Tortoises: A Compilation Project of the IUCN/SSC Tortoise and Freshwater Turtle Specialist Group. Chelonian Research Monographs, 5(14): 111.1-24.
Duong L.D., Ngo C.D. & Nguyen T.Q. (2014). New records of turtles from Binh Dinh Province, Vietnam. Herpetology Notes, 7: 737-744.
Ernst C.H. & Babour R.W. (1989). Turtles of the World. Smithsonian Institution Press. 313 pp.
Horne B.D., McCormack T. & Timmins R.J. (2021). Malayemys subtrijuga. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T123770834A2929454. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T123770834A2929454.en. Accessed on 20 March 2022.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.

Dữ liệu bên ngoài