Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Bắc Quang, Quản Bạ, Vị Xuyên), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Vũ Quang), Lào Cai, Quảng Bình (Bố Trạch), Nghệ An (Quỳ Châu, Pù Hoạt, Pù Mát), Sơn La (Mộc Châu, Xuân Nha), Tuyên Quang (Chạm Chu), Thanh Hoá (Xuân Liên), Yên Bái (Văn Chấn)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
1.000 m
Thế giới
Lào, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B2ab(ii,iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố rải rác các tỉnh ở miền Bắc vào đến Quảng Bình. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; tại mỗi điểm phân bố chỉ ghi nhận rất ít (< 5) cá thể trưởng thành; loài này bị khai thác để lấy gỗ và làm thuốc (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Phân bố ở độ cao dưới 1.000 m, loài này phát triển tốt trên các loại đất feralít khác nhau (Vũ Quang Nam & Nguyễn Hữu Phước 2017).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa ra hoa vào tháng 4-5, mùa quả vào tháng 8-10.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài có vân gỗ đẹp, vàng, thơm, không bị mối mọt, do vậy thường bị khai thác lấy gỗ dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ, khắc, tiện, tạc tượng. Vỏ, rễ và quả sắc uống trị táo bón, ho khan ở người già.
Mối đe dọa
Loài này bị khai thác quá mức để lấy gỗ và làm thuốc. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp, du lịch đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn dược liệu, giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Callaghan C. & Png S.K. (2000). Twenty-six additional new combinations in the Magnolia (Magnoliaceae) of China and Vietnam. PhytoKeys, 146: 1-35.
Dandy J.E. (1974). Magnoliaceae Juss. Pp. 1-5. In: Praglowski J. (ed.). World Pollen Spore Flora, 3. Almqvist & Wiksell, Stockholm.
Gagnepain F. (1939). Magnoliacées Nouvelles ou Litigieuses. Notulae Systematicae, 8(1): 63-66.
Hu H.H. & Cheng W.C. (1951). New species of Magnoliaceae of Yunnan. Acta Phytotaxonomica Sinica, 1(2): 158-159.
Kumar V.S. (2006). New combinations and new names in Asian Magnoliaceae. Kew Bulletin, 61: 183-186.
Rivers M.C. & Wheeler L. (2014). Magnolia dandyi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T191520A1987043. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2014-3. RLTS.T191520A1987043.en. Accessed on 04 November 2021.
Vu Q.N. (2011). Taxonomic revision of the family Magnoliaceae from Vietnam. PhD. Dissertation, Graduate University of The Chinese Academy of Sciences, China.
Vũ Quang Nam & Nguyễn Hữu Phước (2017). Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài Vàng tâm (Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy) tại địa bàn thuộc Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quản lý. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10: 127-131.
Wang Y.B., Liu B.B., Nie Z.L., Chen H.F., Chen F.J., Figlar R.B. & Wen J. (2020). Major clades and a revised classification of Magnolia and Magnoliaceae based on whole plastid genome sequences via genome skimming. Journal of Systematics and Evolution, 58(5): 673-695.
Wei F.N. (1993). A new species of Manglietia Bl. from Guangxi. Guihaia, 13(1): 5-6.