Magnolia coriacea

Giổi lá dai

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Cao Bằng, Hà Giang (Bắc Mê, Quản Bạ), Quảng Bình (Minh Hóa), Sơn La, Tuyên Quang

Độ cao ghi nhận thấp nhất

600 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.400 m

Thế giới

Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố rải rác ở các tỉnh miền Bắc vào đến Quảng Bình. Diện tích vùng cư trú (AOO) < 500 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc rải rác trong rừng trên núi đá vôi ít bị tác động hoặc các trảng cây bụi, ở độ cao từ 600-1.400 m (Từ Bảo Ngân & cs. 2015).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa ra hoa vào tháng 5-6, mùa quả vào tháng 9-10.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ tốt, dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp. Đôi khi bị khai thác để lấy gỗ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Chang H.T. & Chen B.L. (1988). Michelia coriacea Hung T.Chang & B.L.Chen. Acta Scientiarum Naturalium Universitatis Sunyatseni, 3: 89.
Figlar R.B. (2000). Proleptic branch initiation in Michelia and Magnolia subgenus Yulania provides basis for combinations in subfamily Magnolioideae. Proceedings of the International Symposium on the Family Magnoliaceae. Beijing.
Global Tree Specialist Group (2014). Magnolia coriacea. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39016A2885659. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2014-1. RLTS.T39016A2885659.en. Accessed on 04 November 2021.
Kumar V.S. (2006). New conbinations and new names in Asian Magnoliaceae. Kew Bulletin, 61(2): 183-186.
Law Y.W. & Wu Y.F. (1988). Michelia polyneura C.Y.Wu ex Y.W.Law & Y.F.Wu. Acta Botanica Yunnanica, 10(3): 340, f. 5(1-8).
Từ Bảo Ngân, Nguyễn Quang Hiếu & Nguyễn Tiến Hiệp (2015). Năm loài mới thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Trang 234-248. Trong: Khuất Đăng Long & cs. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Wang Y.B., Liu B.B., Nie Z.L., Chen H.F., Chen F.J., Figlar R.B. & Wen J. (2020). Major clades and a revised classification of Magnolia and Magnoliaceae based on whole plastid genome sequences via genome skimming. Journal of Systematics and Evolution, 58(5): 673-695.
Xia N.H., Liu Y.H. & Nooteboom H.P. (2008). Magnoliaceae. Pp. 48-91. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong Y.D. (Eds.). Flora of China. Vol. 7. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

Dữ liệu bên ngoài