Magnolia braianensis

Giổi nhung

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Đắk Nông (Đạo Nghĩa), Gia Lai (Chư Păh, Kon Hà Nừng), Kon Tum (Ngọc Linh), Lâm Đồng (Di Linh)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

600 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.100 m

Thế giới

Chưa ghi nhận

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii,v)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở 4 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động canh tác nông nghiệp và khai thác lâm sản; tại mỗi điểm phân bố chỉ ghi nhận rất ít (< 5) số lượng cá thể trưởng thành, loài này bị khai thác để lấy gỗ (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii,v)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trong rừng thường xanh, ở độ cao 600-1.100 m (Vu 2011).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả vào tháng 8-10.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ tốt, kết cấu mịn, không bị mối mọt dùng trong xây dựng, đóng đồ, làm gỗ dán.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do tác động của hoạt động. Loài này bị khai thác để lấy gỗ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ quần thể và sinh cảnh của loài trong tự nhiên. Giảm thiểu tác động của canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp đến sinh cảnh của loài. Có thể trồng nhân tạo để bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu cho gỗ.

Tài liệu tham khảo

Dandy J.E. (1974). Magnoliaceae Juss. Pp. 1-5. In: Praglowski J. (ed.). World Pollen Spore Flora, 3. Almqvist & Wiksell, Stockholm.
Figlar R.B. (2000). Proleptic branch initiation in Michelia and Magnolia subgenus Yulania provides basis for combinations in subfamily Magnolioideae. Pp. 14-25. In: Law Y.H., Fan, H.M., Chen Z.Y., Wu Q.G. & Zeng Q.W. (Eds.). Proceedings of the International Symposium on the Family Magnoliaceae. Science Press, Beijing.
Finet A. & Gagnepain F. (1906). Magnoliacées. Bulletin de la Société Botanique de France, 52 (Mem. 4, pl. 4b): 23-54.
Gagnepain F. (1939). Magnoliacées Nouvelles ou Litigieuses. Notulae Systematicae. Herbier du Muséum de Paris, 8(1): 63-66.
Khela S. (2014). Magnolia braianensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T191511A1986646. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2014-1.RLTS.T191511A1986646.en. Accessed on 04 November 2021.
Trần Hồng Sơn, Trần Thị Thuý Hằng, Nguyễn Minh Thanh & Phạm Tiến Bằng (2018). Đặc điểm cấu trúc lâm phần rừng tự nhiên nơi có loài Giổi nhung (Paramichelia braianensis (Gagnep.)) Dandy phân bố tại cao nguyên Kon Hà Nừng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 4: 39-48.
Vu Q.N. (2011). Taxonomic Revision of the Family Magnoliaceae from Vietnam. PhD. Dissertation, Graduate University of The Chinese Academy of Sciences, China.
Wang Y.B., Liu B.B., Nie Z.L., Chen H.F., Chen F.J., Figlar R.B. & Wen J. (2020). Major clades and a revised classification of Magnolia and Magnoliaceae based on whole plastid genome sequences via genome skimming. Journal of Systematics and Evolution, 58(5): 673-695.

Dữ liệu bên ngoài