Lophura edwardsi

Gà lôi lam mào trắng

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Bắc và Trung Trung Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

0

Độ cao ghi nhận cao nhất

300

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EW

Tiêu chuẩn đánh giá

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Trong vòng hơn 20 năm gần đây không ghi nhận lại loài này ngoài tự nhiên tại Việt Nam dù đã có rất nhiều chuyến điều tra bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại ở các địa điểm trước đây từng ghi nhận loài này.

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Từ năm 2000 đến nay không có ghi nhận về loài trong tự nhiên, chính vì vậy (S. Mahood in litt. 2012) cho rằng loài có thể đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Hiện quần thể loài trong môi trường nuôi nhốt khoảng hơn 1000 cá thể. Do thiếu các số liệu chính xác hơn, quần thể loài hiện nằm trong khoảng từ 50-249 cá thể trưởng thành (IUCN, 2021).

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng lá rộng thường xanh.

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đất thấp

Đặc điểm sinh sản

Trong điều kiện nuôi nhốt ghi nhận mùa sinh sản từ tháng 3-6, thường đẻ 4-7 trứng.

Thức ăn

Côn trùng, bò sát, ếch nhái và các loại hạt

Sử dụng và buôn bán

Bị săn bắt làm sinh vật cảnh

Mối đe dọa

Loài này săn bắt cạn kiệt; sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do mất rừng, khai thác lâm sản, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Gà lôi lam mào trắng có tên trong Phụ lục I CITES, Nghị định số 64/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ; đã có kế hoạch hành động bảo tồn loài trong giai đoạn 2015-2020. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Phục hồi quần thể bằng phương pháp nhân giống nhân tạo, tái thả các cá thể nhân nuôi trong vườn thú trở lại tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

BirdLife International (2001). Threatened birds of Asia: the BirdLife International Red Data Book. BirdLife International, Cambridge, U.K., 3038 pp.
BirdLife International (2018). Lophura edwardsi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T45354985A129928203. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T45354985A129928203.en. Accessed on 28 October 2022.
Brickle N.W., Duckworth J.W., Tordoff A.W., Poole C.M., Timmins R. & McGowan P.J.K. (2008). The status and conservation of Galliformes in Cambodia, Laos and Vietnam. Biodiversity and Conservation, 17(6): 1393-1427.
Eames, J.C., Lambert F.R. & Nguyen C.u (1994). Pheasants in the Annamese Lowlands, Vietnam. Bird Conservation International, 4(4): 343-382.
Hennache A., Mahood S.P., Eames J.C. & Randi, E. (2012). Lophura hatinhensis is an invalid taxon. Forktail, 28: 129-135.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Pham A.T. & Le T.T. (2015). Action Plan for the Conservation of the Edwards’s Pheasant Lophura edwardsi for the period 2015 – 2020 with vision to 2030. Viet Nature Conservation Centre, Hanoi, Vietnam.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.

Dữ liệu bên ngoài