Lonicera calcarata

Kim ngân cựa

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Đồng Văn), Lai Châu (Sìn Hồ)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.500 m

Thế giới

Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(ii,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km². Loài tiếp tục bị suy giảm vùng cư trú, sinh cảnh sống do các hoạt động xây dựng, du lịch và khai thác làm thuốc (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Rừng thường xanh ẩm, trên núi đá vôi, độ cao khoảng 1.500 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Cây ưa ẩm và sáng; thường leo trùm lên các cây bụi ở ven rừng núi đá vôi. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Từ phần thân và gốc còn lại sau khi bị chặt, có khả năng tái sinh cây chồi.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Hoa có tác dụng tiêu độc, chống viêm nên thường được dùng làm thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, làm mát gan và giải độc,…

Mối đe dọa

Bị khai thác (hoa) làm thuốc; nơi sống có thể bị xâm hại.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Có tên trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) nhằm tăng cường quản lý và khuyến cáo bảo vệ.

Đề xuất

Có kế hoạch tái điều tra, xác định cụ thể điểm phân bố, lập điểm bảo tồn tại chỗ lâu dài. Mở rộng điều tra nhằm phát hiện thêm, tìm kiếm hạt giống và cây con, đưa vào trồng bảo tồn chuyển chỗ.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.
Trần Văn Toán, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Xuân Nam & Phan Văn Trưởng (2013). Bổ sung loài Lonicera calcarata Héml. (họ Caprifoliaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Tạp chí Dược liệu, số 6 (18): 351-354.
Yang Q., Landren S., Osborne J. & Borosova R. (2011). Caprifoliaceae. Pp. 616-641. In: Wu Z.Y, P.H. Raven & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 19. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.

Dữ liệu bên ngoài