Linuparus trigonus

Tôm hùm kiếm ba góc

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và vùng biển Đông Nam Bộ.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-318m

Độ cao ghi nhận cao nhất

-30m

Thế giới

Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Triều Tiên, Trung Quốc, Úc. (bao gồm cả Đài Loan).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này phân bố ở vùng biển phía Nam. Kích cỡ quần thể bị suy giảm đáng kể do khai thác quá mức. Trước năm 1990, tôm trưởng thành có kích cỡ 0,4 - 0,5 kg/con rất phổ biến ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và ngoài khơi vùng biển Đông Nam Bộ. Hiện nay, kích cỡ tôm khai thác phổ biến là dưới 0,1 kg/con. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và chất lượng môi trường sống bị suy thoái. Ước tính kích thước quần thể đã bị suy giảm > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Sản lượng đánh bắt cho thấy quần thể có xu hướng suy giảm về số lượng.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống thành đàn ở những nơi có nền đáy mềm và đá, phổ biến ở đáy bùn cát hoặc cát bùn, độ sâu 30-318 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Thức ăn

Ăn các loại hai mảnh vỏ, chân bụng, chân búa, giáp xác và trùng lỗ.

Sử dụng và buôn bán

Thịt tôm được sử dụng làm thức ăn có giá trị cao. Vỏ nguyên con làm hàng mỹ nghệ trang trí.

Mối đe dọa

Khai thác quá mức làm thực phẩm và đồ mỹ nghệ; sinh cảnh bị thu hẹp và suy thoái do khai thác thủy sản và ô nhiễm môi trường biển.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Nghiên cứu về hiện trạng của loài (kích thước quần thể, phân bố, xu thế, các mối đe dọa, các yêu cầu về sinh thái). Giảm cường độ khai thác, không khai thác tôm có kích thước < 0,3 kg/con. Hạn chế tác động của các hoạt động làm suy thoái hệ sinh thái biển và ô nhiễm môi trường.

Tài liệu tham khảo

Holthuis L.B. (1991). Marine lobsters of the world. An annotated and illustrated catalogue of species of interest to fisheries known to date. FAO species catalogue 13(125). FAO, Rome, 292 pp.
Haddy J.A., Roy D.P. & Courtney A.J. (2004). The fishery and reproductive biology of the Barking Crayfish, Linuparus trigonus (Von Siebold 1824) along Queenslands East Coast. Crustaceana, 76(10): 1189-1200.
MacDiarmid A., Butler M., Cockcroft A. & Wahle R. (2011). Linuparus trigonus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T170054A6722209. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T170054A6722209.en. Accessed on 23 April 2023.
Wassenberg T.J. & Hill B.J. (1989). Diets of four decapod crustaceans (Linuparus trigonus, Metanephrops andamanicus, M. australiensis and M. boschmai) from the continental shelf around Australia. Marine Biology, 103: 161-167.

Dữ liệu bên ngoài