Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Bắc Kạn (Ngân Sơn), Điện Biên (Tủa Chùa), Hà Giang (Đồng Văn: Phó Bảng, Phố Là; Quản Bạ: Bát Đại Sơn, Thái An; Yên Minh: Lũng Hồ), Lạng Sơn (Lộc Bình), Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên), Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Thuận Châu), Yên Bái (Mù Cang Chải).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1.300 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.200 m
Thế giới
Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Phân bố chủ yếu ở một số điểm thuộc vùng núi cao Tây Bắc và Đông Bắc (Bắc Kạn và Lạng Sơn). Loài bị khai thác để làm thuốc. Sự suy giảm quần thể ước tính > 50 % trong vòng hơn 30 năm. Hơn nữa, nguyên nhân tác động khác như mở rộng đường, nương rẫy, khai thác đá, làm suy giảm nơi cư trú và mất đi các điểm phân bố ở Ô Quý Hồ (Sa Pa, Lào Cai), Lũng Hồ (Yên Minh, Hà Giang), Đèo Gió (phía huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc lẫn với các cây bụi nhỏ và cỏ ở taluy đường và sườn núi đá vôi, đá phiến; ở độ cao 1.300-2.200 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và các vảy hành (hành con).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Thân hành (củ) thường dùng làm thuốc chữa ho, bổ phổi. Ngoài ra còn được trồng làm cảnh.
Mối đe dọa
Bị khai thác làm thuốc và xâm hại nơi sống, thu hẹp phân bố.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ nơi sống của loài. Bảo tồn tại chỗ, trồng bảo tồn chuyển chỗ ở vườn thuốc, tạo nguyên liệu làm thuốc, làm cảnh.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 122-124.
Gagnepain F. (1934). Liliaceae. In: Lecomte M. (Ed.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 6. Masson et Cie, Paris, pp. 808-810.
Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Tập 8. Bộ Loa kèn – Liliales Perleb. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 85-87.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.