Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ), Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Sa Pa), Yên Bái (Trạm Tấu)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii,v)+2ab(ii,iii,v)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài hiện biết 4 điểm phân bố ở miền Bắc. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2; phạm vi phân bố và diện tích vùng cư trú bị thu hẹp; sinh cảnh sống bị suy thoái và chia cắt do tác động của canh tác nông nghiệp; thu hái sử dụng làm thuốc; hoạt động du lịch sinh thái và cháy rừng làm mất môi trường sống; số lượng cá thể trưởng thành ít gặp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii,v)+B2ab(ii,iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng nhiệt đới ẩm, ven rừng các bãi hoang, khu vực núi đá, có cả núi đất lẫn đá. Tái sinh bằng hạt (Vũ Xuân Phương 2000).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 4-5.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Nguồn gen cho nghiên cứu; cây có tinh dầu, sử dụng làm thuốc chữa đau đầu, chữa sốt.
Mối đe dọa
Phát triển khu du lịch và giải trí. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ. Thu hái thực vật làm thuốc. Hoạt động du lịch sinh thái. Cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng phân bố của loài. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ không chặt phá bừa bãi. Nghiên cứu nhân giống nhằm mục đích bảo tồn tại các VQG.
Tài liệu tham khảo
Võ Văn Chi (2012). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học, trang 953.
Vũ Xuân Phương (2000). Thực vật chí Việt Nam. Tập 2. Họ Bạc hà – Lamiaceae Lindl.. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 237-238.
Vũ Xuân Phương (2005). Leucesceptrum. Trang 321. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.