Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Thừa Thiên Huế (Thuận An, Hương Phú, Phú Lộc), Đà Nẵng (Sơn Trà), Bình Định (Quy Nhơn), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Tháp Chàm, Ninh Hải), Bình Thuận (Hòa Thắng, Mũi Né), Bà Rịa - Vũng Tàu (Nguyen et al. 2009, Grismer & Grismer 2010, Geissler et al. 2011).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
80
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
NT
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Nhông cát gut-ta sống ở khu vực bãi cát ven biển; sinh cảnh sống của loài bị chia cắt, suy thoái do tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch; loài này cũng thường xuyên bị săn bắt làm thực phẩm, quần thể trong tự nhiên ước tính bị suy giảm gần 30% trong vòng 20 năm trở lại đây (tương đương 3 thế hệ), các nhân tố tác động vẫn đang hiện hữu (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường đào hang ở các bãi cát ven biển hoặc trong rừng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Loài này sống ở các bãi cát ven biển.
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt, sử dụng làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Loài này bị săn bắt để làm thực phẩm ở các khu vực ven biển. Sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái tác động của các hoạt động nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ
Đề xuất
Kiểm soát việc săn bắt và buôn bán trái pháp luật loài này. Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của các hoạt động nuoi trồng thủy sản và phát triển du lịch. Nhân nuôi sinh sản phục vụ nhu cầu của con người nhằm giảm thiểu săn bắt từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Geissler P., Krohn A.R. & Rennert D. (2011). Herpetofaunal records in coastal dune areas, Binh Thuan Province, Southern Vietnam, with the rediscovery of Oligodon macrurus Angel, 1927. Russian Journal of Herpetology, 18(4): 317-324.
Grismer J.L. & Grismer L.L. (2010). Who’s your mommy? Identifying maternal ancestors of asexual species of Leiolepis Cuvier, 1829 and the description of a new endemic species of asexual Leiolepis Cuvier, 1829 from Southern Vietnam. Zootaxa, 2433: 47-61.
Ngô Văn Bình (2020). Đặc điểm hình thái của nhông cát gut-ta (Leiolepis gutata) ở vùng cát ven biển miền trung Việt Nam. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4: 192-197.
Nguyen S.N., Golynsky E. & Milto K. (2018). Leiolepis guttata. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T99931306A99931310. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T99931306A99931310.en. Accessed on 15 September 2022.
Nguyen S.V., Ho C.T. & Nguyen T.Q. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp.
Smith M.A. (1935). The fauna of British India, including Ceylon and Burma. Reptiles and Amphibia, Vol. II. Sauria. Taylor and Francis, London, 440 pp.