Phân loại
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Quảng Bình (Phong Nha-Kẻ Bàng) (Nguyen et al. 2014).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
263
Độ cao ghi nhận cao nhất
734
Thế giới
Lào (Jenkins 2005, Jenkins et al. 2016).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Chuột đá lào được ghi nhận ở 35 địa điểm trên địa bàn VQG Phong Nha-Kẻ Bàng và vùng phụ cận (tỉnh Quảng Bình), diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 150 km2 (Nguyen et al. 2014); sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, khai thác lâm sản và các hoạt động du lịch; loài này đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm ở địa phương; sinh cảnh của loài này nằm trong VQG Phong Nha-Kẻ Bàng nên được bảo vệ (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng cá thể bị suy giảm trong thời gian gần đây do bị săn bắt quá mức và sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái làm mất nơi cư trú.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sinh sống trong rừng trên núi đá vôi, hang của loài thường nằm sát mặt đất, miệng rộng khoảng 30 cm, sâu khoảng 56-60 cm (Nguyễn Xuân Đặng & cs. 2012).
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng ẩm nhiệt đới trên núi Địa hình karst miền Trung Việt Nam
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Chủ yếu là thực vật, đôi khi cũng ăn côn trùng và thân cây.
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm ở địa phương.
Mối đe dọa
Loài là đối tượng săn bắt làm thực phẩm và buôn bán. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do xâm lấn đất rừng, phát triển du lịch và khai thác lâm sản.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố, kiểm soát các hoạt động canh tác nông nghiệp dưới tán rừng, hạn chế tác động của các hoạt động du lịch..
Tài liệu tham khảo
Duckworth, J.W. 2016. Laonastes aenigmamus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T136474A22199035. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-2.RLTS.T136474A22199035.en. Accessed on 02 August 2023.
Jenkins D.P. (2016). Family Diatomyidae (Khanyou). Pp. 300-304 in: Wilson D.E., Lacher T.E. & Mittermeier R.A. (eds). Handbook of the Mammals of the World, Lynx Edicions, Barcelona.
Jenkins P.D., Kilpatrick, C.W., Robinson M.F. & Timmins R.J. (2005). Morphological and molecular investigations of a new family, genus and species of rodent (Mammalia: Rodentia: Hystricognatha) from Lao PDR. Systematics and Biodiversity, 2(4): 419-454.
Nguyen D.X., Nguyen N.X., Nguyen D.D., Dinh H.T., Le D.T. & Dinh H.D. (2014). Distribution and habitat of the Laotian Rock Rat Laonastes aenigmamus Jenkins, Kilpatrick, Robinson & Timmins, 2005 (Rodentia: Diatomyidae) in Vietnam. Biodiversity Data Journal, 2: e4188.
Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Đức Minh, Nguyễn Duy Lương, Đinh Huy Trí (2012). Phát hiện loài gặm nhấm “Hoá thạch sống” (Laonastes aenigmanus) ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Việt Nam. Tạp chí sinh học, 34(1): 40-47.