Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Sông Đồng Nai và sông Mê Kông (An Giang)
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Lưu vực sông Mê Kông ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Vân Nam - Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở sông Đồng Nai và sông Mê Kông. Vào những năm 1980, loài này khá phổ biến và được coi là loài cá kinh tế quan trọng trong khu vực. Hiện loài này trở nên hiếm gặp do bị đánh bắt quá mức, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do xây dựng đập nước và phát triển cơ sở hạ tầng. Kích cỡ quần thể ước tính đã giảm > 30% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Áp lực đánh bắt lớn đã gây ra sự sụt giảm trong quá khứ khoảng 50% trong vòng 21 năm qua.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các dòng sông sâu có nền đá, chảy quanh năm, thác ghềnh.
Dạng sinh cảnh phân bố
Các dòng sông sâu chảy quanh năm, thác ghềnh
Đặc điểm sinh sản
Loài này thường sinh sản ở trung lưu sông Sekong (Lào, Việt Nam và Campuchia) vào khoảng tháng 7-8
Thức ăn
thực vật, bao gồm các loài tảo đáy, phiêu sinh thực vật, tảo bám và mảnh vụn hữu cơ.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Việc nạo vét cải tạo và hút cát đã làm thay đổi nền đáy và thực vật thủy sinh dưới đáy sông, làm mất nơi trú ẩn môi trường sống của loài này. Đắp đập ngăn dòng chảy làm chặn đường di cư của cá, chia cắt môi trường sống và phá hủy bãi đẻ trứng. Khai thác cá con không hợp lý dẫn đến giảm nguồn cá bổ sung.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, giảm thiểu tác động của con người trong vùng phân bố của loài. Kiểm soát hoạt động đánh bắt loài cá này, đặc biệt là vào mùa sinh sản.
Tài liệu tham khảo
Baird I. (2011). Labeo pierrei. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T181106A7660009. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T181106A7660009.en. Accessed on 09 September 2022.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022a). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và các lưu vực phụ cận. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(1): 1915-1932.
Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân (2022b). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở các phụ lưu sông Mê Kông, Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(2): 1956-1969.
Kottelat M. (2001). Fishes of Laos. Sri Lanka: WHT Publications (Pte) Ltd, 198 pp.
Rainboth W.L. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. Food and Agriculture Organization. Rome, Italy: FAO, 265p.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu, & Utsugi Kenzo. (2013). Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu long, Việt Nam. Fishes of the Mekong Delta, Vietnam. Can Tho University Publishing House, Can Tho, 174 pp.
Yang L., Arunachalam M., Sado T., Levin B.A., Golubtsov A.S. & Freyhof J. (2012). Molecular phylogeny of the cyprinid tribe Labeonini (Teleostei: Cypriniformes). Molecular Phylogenetics and Evolution, 65(2): 362-379.