Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-888
Độ cao ghi nhận cao nhất
1
Thế giới
Vùng biển ôn đới và nhiệt đới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Quần thể của loài Cá nhám thu ở vùng biển Trung Tây Thái Bình Dương ước tính đã suy giảm gần 50% trong 3 thế hệ (ISC 2018, Rigby et al. 2019). Ở Việt nam, loài cá nhám thu được ghi nhận tại các cảng cá hoặc trong các chuyến khảo sát (Võ Văn Quang và cs. 2013, Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường 2009). Loài này là đối tượng bị đánh bắt có chủ đích làm thực phẩm và lấy vây. Quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 70 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Số lượng cá thể của loài cá nhám thu được ước tính suy giảm ở vùng khơi Biển Đông. Theo đánh giá của Tổ chức nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), ghi nhận đánh bắt chưa có dấu hiệu quá mức, suy đoán rằng cá nhám thu đã giảm số lượng ít hơn 50% trong 3 thế hệ (72 năm). Loài này trước đây rất phong phú trong nhóm cá mập được khai thác trong nghề câu vàng và lưới rê. Tuy nhiên do khai thác quá mức và áp lực từ hoạt động đánh bắt với các loại ngư cụ chính là câu vàng, câu tay và lưới rê. Dựa trên kết quả ước tính của Pauly et al. (2020) suy đoán loài cá nhám đuôi dài suy giảm 30 - 45% trong ba thế hệ (72 năm), sản lượng suy giảm sản lượng đáng kể trong hơn 10 năm qua.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Là loài sống vùng biển khơi, đến độ sâu tối đa bắt gặp 888 m, thường gặp ở độ sâu 150 m (Ebert et al. 2013)
Dạng sinh cảnh phân bố
Vùng biển khơi, đội sâu đến 888m.
Đặc điểm sinh sản
Là loài đẻ con, thời gian mang thai 15-18 tháng, chu kỳ sinh sản là 3 năm (Mollet & Cailliet 2002). Mỗi lứa đẻ 4-25 con, có khi lên đến 30 con, thường là 10-18 con, kích thước con non (TL) từ 60-70 cm (Compagno 2001, Garrick 1967).
Thức ăn
Chủ yếu là cá xương, mực, cá mập khác; các cá thể trưởng thành, kích thước lớn ăn cá cờ, cá kiếm và động vật biển nhỏ (Last & Stevens 1994).
Sử dụng và buôn bán
Cá nhám thu được sử dụng làm thực phẩm, vây lấy cước có giá trị cao.
Mối đe dọa
Loài này là đối tượng khai thác có chủ đích, bị đánh bắt bằng các loại ngư cụ như lưới rê, câu vàng, câu tay.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Giảm khai thác thủy sản vùng lộng và ven bờ. Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài.
Tài liệu tham khảo
Compagno L.J.V. (2002). Sharks of the world. An annotated and illustrated catalogue of shark species known to date. Volume 2. Bullhead, Mackerel and Carpet Sharks (Heterodontiformes, Lamniformes and Orectolobiformes). FAO, Rome, 269 pp.
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. Plymouth. Wild Nature Press.
Garrick J.A.F. (1967). Revision of sharks of the genus Isurus with description of a new species. (Galeoidea, Lamnidae). Proceedings of the United States National Museum, 118: 663-690.
ISC (2018). Stock Assessment of Shortfin Mako Shark in the North Pacific Ocean Through 2016. WCPFC-NC14-2018/IP-06. Western and Central Pacific Fisheries Commission. Northern Committee Fourteenth Regular Session, Fukuoka, Japan, 4-7 September, 2018.
Last P.R. & Stevens J.D. (1994). Sharks and rays of Australia. CSIRO, Australia, 513 pp.
Mollet H.F. & Cailliet G.M. (2002). Comparative population demography of elasmobranchs using life history tables, Leslie matrices and stage-based matrix models. Marine and Freshwater Research, 53(8): 503-516.
Rigby C.L., Barreto R., Carlson J., Fernando D., Fordham S., Francis M.P., Jabado R.W., Liu K.M., Marshall A., Pacoureau N., Romanov E., Sherley R.B. & Winker H. (2019). Isurus oxyrinchus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T39341A2903170. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T39341A2903170.en.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.