Incisilabeo behri

Cá mõm trâu vàng

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Sông Ea H’Leo (Đắk Lắk).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Lưu vực sông Mê Kông ở Campuchia, Thái Lan, Lào.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2d+3c

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận ở sông Ea H’Leo (tỉnh Đắk Lắk). Sinh cảnh sống của loài chịu tác động của xây dựng đập, ngăn đường di cư của cá trong mùa sinh sản; loài này cũng bị đánh bắt làm thực phẩm và làm cảnh; kích cỡ quần thể ước tính suy giảm khoảng > 30% trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2d)

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các dòng sông sâu có nền đá, chảy quanh năm, thác ghềnh. Loài cá này sống ở sông và suối lớn có nền đá suốt cả mùa khô, còn mùa mưa nước dâng lên thì cá mới di chuyển vào các sông suối có nhiều thức ăn.

Dạng sinh cảnh phân bố

Loài này sống ở suối nền đá suốt cả mùa khô, còn mùa mưa nước tăng lên mới chuyển vào các sông suối có nhiều thức ăn.

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Tảo bám, phiêu sinh thực vật và tảo thường có ở sông vào cuối mùa mưa.

Sử dụng và buôn bán

Tảo bám, phiêu sinh thực vật và tảo thường có ở sông vào cuối mùa mưa.

Mối đe dọa

Loài cá này bị đánh bắt quá mức trong mùa di cư. Xây dựng các đập trên dòng Mê Kông và các sông ở Việt Nam có tác động tiêu cực trong quá trình di cư của loài.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Kiểm soát cấm đánh bắt trong mùa cá đẻ và tăng cường bảo tồn loài trong phạm vi phân bố.

Tài liệu tham khảo

Hoàng Đức Huy, Phạm Mạnh Hùng & Trần Trọng Ngân. (2022). Nguồn gốc phát sinh và phân bố cá bản địa ở các phụ lưu sông Mê Kông, Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 6(2): 1956-1969.
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập I. Họ cá Chép (Cyprinidae). NXB Nông nghiệp, 622 tr.
Rainboth W. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species Identification Field Guide for Fishery Purposes. Food and Agriculture Organization. Rome, Italy: FAO. 265 p.
Rainboth W. (2011). Bangana behri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T180773A7651418. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T180773A7651418.en. Accessed on 09 September 2022.
Yang L., Arunachalam M., Sado, T., Levin B.A., Golubtsov A.S. & Freyhof J. (2012). Molecular phylogeny of the cyprinid tribe Labeonini (Teleostei: Cypriniformes). Molecular Phylogenetics and Evolution, 65(2): 362-79.

Dữ liệu bên ngoài