Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Lâm Đồng (Bidoup-Núi Bà), Đắk Lắk (Chư Yang Sin), Khánh Hòa (Hòn Bà) (Frost 2022).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
1500
Độ cao ghi nhận cao nhất
2000
Thế giới
Chưa ghi nhận.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk và Khánh Hòa. Diện tích vùng phân bố (EOO) ước tính khoảng 3.200 km2; số địa điểm ghi nhận phân bố là 3; sinh cảnh sống của loài đã và đang bị thu hẹp, suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch; loài này cũng là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm của người dân dịa phương (tiêu chuẩn B1ab(iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Kích cỡ quần thể: Chưa rõ.Độ phong phú: Hiếm gặp, loài này chỉ gặp ở các khe suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1.500 m đến 2.000 m.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này gặp ở các khe suối đá nước chảy trong rừng thường xanh trên núi có độ cao từ 1.500-2.000 m (Lê Thị Thùy Dương, dữ liệu chưa công bố)
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên núi đất .
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 12 tới tháng 1 năm sau, các ổ trứng lớn được đẻ trực tiếp xuống nước (Lê Thị Thùy Dương, dữ liệu chưa công bố).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Mùa sinh sản từ tháng 12 tới tháng 1 năm sau, các ổ trứng lớn được đẻ trực tiếp xuống nước (Lê Thị Thùy Dương, dữ liệu chưa công bố).
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do tác động của các hoạt động khai thác lâm sản, làm đường và các trang trại nuôi cá hồi có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh cảnh của loài. Ngoài ra, loài này còn bị săn bắt làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Vùng phân bố của loài nằm trong VQG Bidoup-Núi Bà (Lâm Đồng), VQG Chư Yang Sin (Đắk Lắk) và KBTTN Hòn Bà (Khánh Hòa) nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên. Tuyên truyền nhằm hạn chế săn bắt làm thực phẩm, đặc biệt là trong mùa sinh sản.
Tài liệu tham khảo
Bourret R. (1942). Les Batraciens de l’Indochine. Mémoires de L’Institut Océanographique de l’Indochine. Hanoi, 6, 547 pp.
Inger R.F., Orlov N.L. & Darevsky I.S. (1999). Frogs of Vietnam: A report on new collections. Fieldiana: Zoology, 92: 1-46.
IUCN SSC Amphibian Specialist Group (2016). Hylarana montivaga. The IUCN Red List of Threatened Species 2016: e.T58672A55070277. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T58672A55070277.en. Accessed on 12 August 2022.