Phân loại
Phân bố
Việt nam
Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Bình Định (vịnh Quy Nhơn, Hưng Lạc), Đà Nẵng (quần đảo Hoàng Sa), Khánh Hoà (vịnh Nha Trang, quần đảo Trường Sa), Kiên Giang (Phú Quốc), Ninh Thuận (Phan Rang: Sơn Hải, Mĩ Hoà, Thái An), Phú Yên (vịnh Xuân Đài), Quảng Ngãi (Mộ Đức, Lý Sơn), Thừa Thiên Huế (Phú Lộc: Hải Vân).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài rong này ghi nhận phân bố dọc ven biển từ Thừa Thiên Huế vào phía Nam. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái và do xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển. Loài này bị khai thác quá mức làm thực phẩm và buôn bán. Kích cỡ quần thể ước tính suy giảm khoảng > 80 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rong mọc thành đám, bò lan trong các kẽ đá và các tảng san hô chết, ở vùng triều thấp đến độ sâu 1-2 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Phát sinh vào tháng 12 đến tháng 1, mọc tốt nhất từ tháng 4 đến tháng 7, phát triển rất kém vào mùa mưa lũ (tháng 8-10). Tái sinh dinh dưỡng là chủ yếu.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Loài này bị khai thác, sử dụng và buôn bán trên thị trường làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến agar, axit béo, lipid, chất khoáng, chất sinh trưởng thực vật và chất tạo sắc tố.
Mối đe dọa
Bị khai thác cạn kiệt làm thực phẩm và buôn bán; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái và do xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài; hạn chế san lấp và làm ô nhiễm vùng nước ven biển; khoanh vùng bảo tồn tại chỗ (ví dụ, khu Sơn Hải, Phan Rang tỉnh Ninh Thuận); tổ chức khai thác hợp lí và bền vững.
Tài liệu tham khảo
Đàm Đức Tiến (2001). Một số loài và chi Rong đỏ (Rhodophyta) mới cho khu hệ rong biển Việt Nam phát hiện được tại quần đảo Trường Sa. Tạp chí Sinh học, 24(3): 15-18.
Đàm Đức Tiến (2002). Nghiên cứu khu hệ rong biển quần đảo Trường Sa. Luận án Tiến sĩ Sinh học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, 139 trang.
Tseng C.K. (1983). Common Seaweeds of China. Science Press, Beijing, China, 316 pp.