Hormophysa cuneiformis

Rong khế

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hải Phòng (đảo Bạch Long Vĩ), vùng ven biển từ Đà Nẵng đến Phú Quốc.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Úc, các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài rong này phân bố rải rác ở vùng ven biển từ vịnh Bắc Bộ vào đến đảo Phú Quốc. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái và do xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển. Loài này có kích cỡ quần thể nhỏ, thường bị khai thác lẫn với các loài rong biển khác. Kích thước quần thể ước tính bị suy giảm > 30 % trong khoảng 20 năm gần đây (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường gặp vào các tháng 2 đến tháng 8, ven các đảo hay bãi san hô chết, xa cửa sông, sóng vừa phải. Thích nghi tại các lạch nước sâu 1-3 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Bào tử được giải phóng khi rong trưởng thành, thường được phát tán ra môi trường tự nhiên vào thời kỳ con nước lớn, sau khi bị phơi một thời gian ngoài không khí. Bào tử kết hợp thành hợp tử, tồn tại một thời gian dài và phát triển vào vụ tới.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Bị khai thác lẫn với các loài rong biển khác.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, ô nhiễm môi trường biển; bị khai thác lẫn vào các loài khác (chủ yếu là Rong mơ).

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, hạn chế san lấp và làm ô nhiễm vùng nước ven biển.

Tài liệu tham khảo

Lin S.M. (2012). Marine macro-algal flora of Orchid Island, Taiwan. Kuroshio Science, 6: 129-144.
Nguyễn Hữu Đại (1997). Rong mơ (Sargassaceae) Việt Nam, nguồn lợi và sử dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 38-39.
Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993). Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 344 trang.
Nguyen T.V., Le H.N., Lin S.M., Steen F. & De Clerck O. (2013). Checklist of the marine macroalgae of Vietnam. Botanica Marina, 56(3): 207-227.
Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (phần phía Nam). Trung tâm Học liệu Sài Gòn, trang 348-349.

Dữ liệu bên ngoài