Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa
Độ cao ghi nhận thấp nhất
200 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
600 m
Thế giới
Trung Quốc (Hải Nam)
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sao hải nam có phân bố tự nhiên tại tỉnh Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam. Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát quang môi trường sống rừng để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp. Loài bị khai thác để lấy gỗ; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 50 % trong vòng 50 năm qua (phù hợp tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc rải rác hay có khi thành quần thụ ưu thế trong các rừng thường xanh ở độ cao giữa 200 m và 600 m. Ưa đất feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến cát kết. Thích nghi với lượng nước trong đất thay đổi nhiều, từ ẩm ướt đến khô hạn, mọc được trên nhiều loại đất.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Mùa hoa vào tháng 8-9, mùa quả vào tháng 2-3 năm sau.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Sao hải nam là loài có gỗ tốt, gỗ cứng, đẹp và không biến dạng, khó mục được dùng đóng tàu thuyền, làm cầu và các công trình, xây dựng và dùng đóng đồ dùng trong gia đình, đồ mỹ nghệ.
Mối đe dọa
Cây đang bị khai thác mạnh, môi trường sống bị phá huỷ nặng nề, chỉ còn gặp rải rác trong thiên nhiên.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài hiện đang được bảo tồn tại một số khu bảo tồn.
Đề xuất
Cần có đề án nghiên cứu bảo tồn, nhân giống và phát triển loài Sao hải nam, đồng thời nghiên cứu sử dụng Sao hải nam trong các dự án trồng rừng gỗ lớn.
Tài liệu tham khảo
Ly V., Nanthavong K., Pooma R., Hoang V.S., Khou E. & Newman M.F. (2018). Hopea hainanensis. The IUCN Red List of Threatened Species 2018: e.T32357A2816074. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T32357A2816074.en.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang.
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 438.
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.
Vu Van Dung (Editor, 1996). Vietnam Forest Trees. Agriculture Publishing House, Hanoi, 788 p.