Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Ninh Thuận
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
700 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Săng đào phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam như Gia Lai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của nạn phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Loài bị khai thác lấy gỗ; kích cỡ quần thể suy giảm ước tính > 50 % trong vòng 50 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cây mọc trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao < 700 m. Không chỉ mọc ở các rừng nhiệt đới thường xanh mà còn gặp ở các rừng khô như ở Cà Ná (Phan Rang, Ninh Thuận) nơi có lượng mưa thấp (trên dưới 1.000 m) và mùa khô khắc nghiệt kéo dài trên 6 tháng.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Săng đào ra hoa và chín quả vào giữa và cuối mùa khô tháng 3.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Săng đào cho gỗ rất cứng, có giác lõi phân biệt, thớ mịn, dễ bị nứt khi khô. Gỗ được dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Thân có nhựa màu vàng, thơm.
Mối đe dọa
Săng đào là loài cây cho gỗ tốt nên đã bị khai thác mạnh, hầu hết trên các khu vực phân bố đã bị xâm hại nặng nề. Hiện tại, áp lực khai thác vẫn còn. Bên cạnh đó, sinh cảnh bị tác động nên loài này đang đứng trước nguy cơ đe dọa nghiêm trọng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Cần có chương trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Săng đào. Bảo tồn quần thể Săng đào tại một số khu vực có phân bố tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Ly V., Nanthavong K., Pooma R., Luu H.T., Hoang V.S., Khou E. & Newman M. (2017). Hopea ferrea. The IUCN Red List of Threatened Species 2017: e.T33161A2833618. http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T33161A2833618.en.
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005). Cây họ Dầu Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 100 trang
Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 438.
Smitinand T., Vidal J.E. & Pham H.H. (1990). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 25. Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris, pp. 3-123.
Tardieu-Blot M.L. (1943). Diptérocarpacées. Pp. 334-360. In: Humbert H. (Ed.). Supplément a la Flore Générale de l’Indo-Chine. I (3). Muséum National dʼHistoire Naturelle, Paris.