Hipposideros swinhoei

Dơi nếp mũi khiên lớn

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Lào Cai (Sa Pa), Lâm Đồng (Bidoup-Núi Bà), Đồng Nai (Cát Tiên) (Kruskop 2013; Kruskop & Vasenkov 2016, Nguyen et al. 2021, Vũ Đình Thống 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

120

Độ cao ghi nhận cao nhất

1650

Thế giới

Trung Quốc. Ghi nhận ở Myanmar chưa được khẳng định chính thức (Kruskop 2013, Jiang & Feng 2019, Soisook 2019, Vũ Đình Thống 2021).

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

C2a(i)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở 3 tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng và Đồng Nai; sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do phát triển du lịch và khai thác lâm sản; các tiểu quần thể nhỏ và rất hiếm gặp, không ghi nhận lại ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) từ năm 2001, các chuyến khảo sát trong các năm 2016 và 2021 chỉ ghi nhận một số cá thể ở các VQG Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) và Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai); ước tính kích cỡ quần thể < 2.500 cá thể và số lượng cá thể trưởng thành của mỗi tiểu quần thể < 250 (tiêu chuẩn C2a(i)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hiếm gặp ở Việt Nam.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sinh sống trong hang động và kiếm ăn dưới tán rừng tự nhiên (Soisook 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng tự nhiên và hang động

Đặc điểm sinh sản

Một số cá thể cái và mang theo con non của loài dơi này được ghi nhận ở Trung Quốc trong tháng 7 (Soisook 2019).

Thức ăn

Nhiều loài côn trùng (Soisook 2019).

Sử dụng và buôn bán

Chưa có thông tin.

Mối đe dọa

Nhiều hang động là nơi sống của loài này bị khai thác để phát triển du lịch, nơi kiếm ăn của loài này cũng bị đe doạ bởi các hoạt động của con người.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống và kiếm ăn của loài này, đặc biệt là các hang động ở khu vực phân bố.

Tài liệu tham khảo

Jiang T.L. & Feng J. (2019). Hipposideros pratti. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T10155A22102257. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T10155A22102257.en. Accessed on 16 May 2023.
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Kruskop S.V. (2014). Valid name for the Pratt’s leaf-nosed bat, Hipposideros pratti (Hipposideridae, Chiroptera, Mammalia). Russian Journal of Theriology, 13(2): 105-108.
Kruskop S.V. & Vasenkov, D.A. (2016). Significant range extension of two uncommon South-East Asian bat species. Mammal Study, 41: 35-41.
Nguyen S.T., O’Shea T.J., Gore J.A., Nguyen K.V., Hoang T.T., Motokawa, M., Dang P.H., Le M.D., Nguyen T.T., Oshida T., Endo H., Tran T.A., Bui H.T., Ly T.N., Duong T.V., Chu H.T. & Vuong T.T. (2021). Bats (Chiroptera) of Bidoup Nui Ba National Park, Dalat Plateau, Vietnam. Mammal Study, 46: 53-68.
Soisook P. (2019). Hipposideros pratti. Pp. 240-241. In: Wilson E.D & Mittermeier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World, Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.
Robinson M.F., Jenkins P.D., Francis C.M. & Fulford J.C. (2003). A new species of the Hipposideros pratti group (Chiroptera: Hipposideridae) from Lao PDR and Vietnam. Acta Chiropterologica, 5(1): 31-48.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.

Dữ liệu bên ngoài