Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên), Ninh Bình (Cúc Phương) (Nguyễn Trường Sơn và cs. 2010, Kruskop 2013, Vũ Đình Thống 2021).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (Soisook 2019).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
B1ab(i,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này ghi nhận phân bố ở 4 tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính khoảng 11.500 km2, sinh cảnh sống bị phân mảnh, thu hẹp và suy thoái do tác động của khai thác phân dơi quá mức, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác lâm sản, phát triển du lịch tác động vào các hang động, nơi cư trú của loài và chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện mới ghi nhận 4 quần thể tại KBTTN Na Hang (Tuyên Quang), VQG Ba Bể (Bắc Kạn), KBTTN Hữu Liên (Lạng Sơn) và VQG Cúc Phương (Ninh Bình). Các quần thể đã và đang suy giảm nghiêm trọng do sinh cảnh sống bị tác động, thu hẹp và suy thoái và do săn bắt làm thực phẩm quá mức.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường cư ngụ trong các hang động.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Bị săn bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Mất sinh cảnh do các hoạt động khai thác phân, khai thác lâm sản, phát triển du lịch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Loài này là đối tượng bị săn bắt làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Sinh cảnh sống của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong vùng phân bố tự nhiên, đặc biệt chú trọng đến các hang động. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, giảm thiểu các hoạt động khai thác phân, săn bắt và sử dụng loài này.
Tài liệu tham khảo
Kruskop S.V. (2013). Bats of Vietnam. Checklist and an identification manual. 2nd edition, revised and supplemented. Biodiversity of Vietnam series. KMK Scientific Press, Moscow, 300 pp.
Nguyễn Trường Sơn, Vũ Đình Thống, Nguyễn Xuân Đặng, Csorba Gabor (2010). Phạm vi phân bố và tình trạng bảo tồn của một số loài dơi thuộc Họ Dơi nếp mũi và Dơi lá mũi ở Việt Nam. Tạp chí Công nghệ sinh học, 8(3A): 981-990.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, 258 trang.
Soisook P. (2019). Hipposideros lylei. P. 240. In: Wilson E.D & Mittermeier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World, Vol. 9, Bats. Lynx Edicions, Barcelona.