Thông tin về hồ sơ loài
Tên khoa học
Hipposideros griffini Vu, Puechmaille, Denzinger, Dietz, Csorba, Bates, Teeling & Schnitzler, 2012
Hipposideros griffini Vu, Puechmaille, Denzinger, Dietz, Csorba, Bates, Teeling & Schnitzler, 2012
Hải Phòng (Cát Bà), Kon Tum (Chư Mom Ray), Đồng Nai (Cát Tiên), Đắk Nông (Krông Nô) (Vũ Đình Thống 2021, Vu et al. 2021).
Chưa ghi nhận.
EN
A2cd+C2ab(i)
Loài này ghi nhận phân bố ở Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Đồng Nai. Tuy nhiên, từ năm 2013, không ghi nhận ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Kon Tum. Kích cỡ quần thể ước tính suy giảm hơn 50% trong hơn 10 năm qua do sinh cảnh sống bị suy thoái (tiêu chuẩn A2cd). Số lượng cá thể của loài này ước tính < 2.500 và số lượng cá thể trưởng thành trong mỗi tiểu quần thể < 250, số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận được ở mỗi địa điểm biến động mạnh (tiêu chuẩn C2ab(i)).
Những kết quả khảo sát thực địa hàng năm từ 2008 đến 2021 cho thấy: có tổng số khoảng 20 cá thể ở VQGCát Bà, 30 cá thể ở VQG Cát Tiên, 10 cá thể ở một số hang động tự nhiên thuộc huyện Krông Nô và một số cá thể bẫy bắt được ở VQG Chư Mom Ray. Đáng chú ý, không có ghi nhận của loài dơi này ở các VQG Cát Bà và Chư Mom Ray từ năm 2013 đến nay. Những quần thể ở VQG Cát Tiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự hoạt động thăm quan hang động có loài dơi này sinh sống. Ở những hang động tự nhiên thuộc huyện Krông Nô, săn bắt trái phép làm thức ăn có thể dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng hoặc tuyệt chủng hoàn toàn trong phạm sinh cảnh tự nhiên của khu vực.
Suy giảm
Dơi nếp mũi grip-phin sinh sống ở những hang động, vách đá, hõm cây to thuộc vùng núi đá vôi và núi đất; kiếm ăn dưới tán rừng tự nhiên (Tuneu-Corral 2019).
Hang động và rừng tự nhiên.
Một số cá thể non của loài này được bắt gặp trong tháng 6 và tháng 8 (Vũ Đình Thống 2021).
Nhiều loài động vật không xương sống (Vũ Đình Thống 2021).
Chưa có thông tin.
Sinh cảnh sống bị tác động do khai thác hang động phục vụ phát triển du lịch và thay đổi sinh cảnh rừng tự nhiên.
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Quy hoạch phạm vi khác thác hợp lý các hang động để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động của hoạt động du lịch, thăm quan hang động. Thực hiện chương trình giám sát hàng năm nhằm đánh giá kịp thời hiện trạng quần thể.
Tuneu-Corral C. (2019). Hipposideros griffini. P. 237. In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Vu T.D. & Bates P.J.J. (2019). Hipposideros griffini. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T80222915A95642190. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T80222915A95642190.en. Accessed on 16 May 2023.
Vu T.D., Puechmaille S. J., Denzinger A., Dietz C., Csorba G., Bates P.J.J., Teeling E.C. & Schnitzler H.U. (2012). A new species of Hipposideros (Chiroptera: Hipposideridae) from Vietnam. Journal of Mammalogy, 93: 1-11.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.