Hipposideros alongensis

Dơi nếp mũi hạ long

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Tuyên Quang (Na Hang), Bắc Kạn (Ba Bể), Quảng Ninh (Bái Tử Long), Hải Phòng (Cát Bà), Ninh Bình (Cúc Phương) (Vu et al. 2021).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

3

Độ cao ghi nhận cao nhất

500

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

B2ab(i,ii,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này ghi nhận phân bố ở các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Ninh Bình. Ước tính diện tích vùng cư trú (EOO) < 500 km2, phạm vi phân bố bị phân mảnh, diện tích vùng cư trú và chất lượng sinh cảnh tiếp tục bị suy giảm, nơi sống (hang động) và nơi kiếm ăn của loài bị tác động do phát triển du lịch hang động và suy giảm diện tích rừng tự nhiên (tiêu chuẩn B2ab(i,ii,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Những kết quả khảo sát thực địa hàng năm từ 2008 đến 2019 cho thấy: có tổng số khoảng 300 cá thể ở VQG Cát Bà và Vịnh Hạ Long, khoảng 100 cá thể ở VQG Cúc Phương. Những khu vực khác đã được ghi nhận nhưng không có số liệu khảo sát hàng năm. Ghi nhận trước năm 2017 ở KBTTN Na Hang và VQG Ba Bể có khoảng 100 cá thể.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở hang động núi đá vôi; bay kiếm ăn dưới tán rừng tự nhiên ở cả vùng núi đá vôi và núi đất, rừng trồng, vườn cây ăn quả, rừng ngập mặn và một số sinh cảnh khác (Tuneu-Corral 2019).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng tự nhiên, rừng trồng, hang động, rừng ngập mặn và một số sinh cảnh khác.

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản từ khoảng tháng 5-9. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Tuy nhiên, chỉ có một số cá thể cái trưởng thành trong mỗi đàn đẻ con trong mỗi năm (Tuneu-Corral 2019, Vũ Đình Thống 2021).

Thức ăn

Nhiều loài động vật không xương sống (Vũ Đình Thống 2021).

Sử dụng và buôn bán

Chưa có thông tin.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị tác động do khai thác hang động phục vụ phát triển du lịch và thay đổi sinh cảnh rừng tự nhiên.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Quy hoạch phạm vi khác thác hợp lý các hang động để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động bởi hoạt động du lịch, thăm quan hang động. Thực hiện chương trình giám sát hàng năm nhằm đánh giá kịp thời hiện trạng quần thể.

Tài liệu tham khảo

Bourret R. (1942). Sur quelques petits mammifères du Tonkin et du Laos. Comptes Rendus du Conseil de Recherches Scientifiques de l’ Indochine 2ème Semestre, 2: 27-30.
Topál G. (1993). Taxonomic status of Hipposideros larvatus alongensis Bourret, 1942 and the occurrence of H. turpis Bangs, 1901 in Vietnam (Mammalia, Chiroptera). Acta Zoologica Hungarica, 39: 267-288.
Tuneu-Corral C. (2019). Hipposideros alongensis. P. 237 In: Wilson D.E. & Mittermerier R.A. (eds.). Handbook of the Mammals of the World. Vol. 9. Bats. Lynx Editions, Barcelona.
Vu T.D. & Bates, P.J.J. (2019). Hipposideros alongensis. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T80224880A95642200. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T80224880A95642200.en. Accessed on 16 May 2023.
Vũ Đình Thống (2021). Phân loại học và tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 258 trang.

Dữ liệu bên ngoài