Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-100
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd+4cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá ngựa ba chấm bị đánh bắt với số lượng lớn, áp lực khai thác từ nhiều loại ngư cụ khác nhau và sự suy giảm nơi cư trú (Wiswedel 2015). Trên thế giới ước tính quàn thể của loài này suy giảm khoảng 40% trong 10 năm qua và 10 năm tới. Cá ngựa ba chấm có sức sinh sản thấp, di chuyển chậm, dễ đánh bắt. Loài này được sử dụng phổ biến làm dược liệu cổ truyền. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong 10 năm qua và dự báo tiếp tục bị suy giảm với mức độ tương tự trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A2cd+4cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cá ngựa ba chấm bị đánh bắt với số lượng lớn, áp lực khai thác từ nhiều loại ngư cụ khác nhau và sự suy giảm nơi cư trú (Wiswedel 2015). Trên thế giới ước tính quàn thể của loài này suy giảm khoảng 40% trong 10 năm qua và 10 năm tới. Cá ngựa ba chấm có sức sinh sản thấp, di chuyển chậm, dễ đánh bắt. Loài này được sử dụng phổ biến làm dược liệu cổ truyền. Ở Việt Nam, quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 30% trong 10 năm qua và dự báo tiếp tục bị suy giảm với mức độ tương tự trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A2cd+4cd).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường được tìm thấy ở độ sâu > 10 m, tối đa 100 m; sống ở vùng có rong biển, không tìm thấy ở vùng có san hô cứng (Choo & Liew 2003). Loài này sống vùng đáy sỏi, đáy cát gần rạn san hô hoặc vùng có đáy bùn ở vùng nước sâu hơn (Nguyen & Do 1996).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Là loài đẻ trứng, con cái chuyển trứng vào túi con đực và được thu tinh trong túi. Cá sơ sinh có hình dạng gần như cá bố mẹ, ăn động vật phù du nhỏ. Cá thành thục lần đầu khi có kích cỡ 105-109 mm ở con cái, 119 mm ở con đực (Truong & Ton 1995).
Thức ăn
Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod, Artemia.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng và buôn bán làm dược liệu cổ truyền, nuôi làm cảnh và làm đồ mỹ nghệ.
Mối đe dọa
Khai thác quá mức và mất nơi cư trú là mối đe dọa đến quần thể của loài Cá ngựa ba chấm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Kiểm soát tình trạng đánh bắt trái pháp luật loài này ở trong nước và buôn bán quốc tế. Cấm đánh bắt cá ngựa có kích cỡ dưới 10 cm và cá mang trứng, vào mùa sinh sản (các tháng 3-5, 10), tuyên truyền ngư dân thả về tự nhiên khi đánh bắt được. Thực hiện các chương trình bảo tồn nguyên vi và chuyển vị.
Tài liệu tham khảo
Foster S.J., Aylesworth L., Do H.H., Nguyen B.K. & Vincent A.C.J. (2017). Seahorse exploitation and trade in Viet Nam. Fisheries Centre Research Reports, 25(2), 52 pp.
Kuiter R.H. (2000). Seahorses, pipefishes and their relatives: A comprehensive guide to
Syngnathiformes. TMC Publishing, Chorleywood, UK, 240 pp.
Lourie S., Foster S., Cooper E. & Vincent A. (2004). A guide to the identification of seahorses. Project Seahorse and TRAFFIC North America. University of British Columbia and World Wildlife Fund, Washington D.C.
Meeuwig J.J., Do H.H., Truong K.S., Job S.D. & Vincent A.C.J. (2006). Quantifying non-target seahorse fisheries in central Vietnam. Fisheries Research, 81(2): 149-157.
Nguyen V.L. & Do H.H. (1996). Biological parameters of two exploited seahorse species in a Vietnamese fishery. Proceedings of the 1st International Conference in Marine Conservation. Hong Kong.
Truong S.K. & Ton N.N.M. (1995). Reproduction of two species seahorses Hippocampus histrix and H. trimaculatus in Binhthuan Waters. Bao Cao Khoa Hoc, 27, 68.
UNEP (2007). National reports on coral reefs in the coastal waters of the South China Sea. UNEP/GEF/SCS Technical Publication, 11, 118 pp.
Vo S.T., Pernetta J.C. & Paterson C.J. (2013). Status and trends in coastal habitats of the South China Sea. Ocean and Coastal Management, 85(Part B): 153-163.
Vũ Ngọc Út & Tô Công Tâm (2013). Thành phần loài và hiện trạng khai thác cá ngựa (Hippocampus spp.) ở Phú Quốc – Kiên Giang. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”, Nha Trang, 12-14/9/2012, trang 36-45.
Wiswedel S. (2015). Hippocampus trimaculatus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T10087A17252219. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T10087A17252219.en. Accessed on 09 March 2022.