Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
>- 8 (max 70m)
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Sinh cảnh sống của Cá ngựa gai là các rạn san hô, thảm rong biển và cỏ biển đã bị thu hẹp và suy thoái. Loài này bị khai thác làm dược liệu cổ truyền bởi nhiều hình thức đánh bắt như lặn, giã cào. Mặc dù ghi nhận khá phổ biến tại các vùng ven biển Việt Nam nhưng quần thể của loài này ước tính bị suy giảm > 30% trong vòng 10 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa, Các loài cá ngựa đang bị đe dọa do môi trường sống của chúng bị tổn hại (Marsden et al., 2003). Trên thế giới, mức độ suy giảm được đánh giá hơn 30% trong 10 năm qua (Pollom, 2017) Tại Việt Nam sản lượng ngoài tự nhiên thấp, ước đoán cá ngựa gai giảm ít nhất 20% trong 5 năm qua. Sự đánh bắt cường độ cao, và phá hủy môi trường sống là những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá ngựa. Loài này thường mắc trong các lưới giã cào và bị bắt bởi các thợ lặn. Theo đánh giá giảm ít nhất hơn 30% trong vòng 10 năm, mặc dù loài này chiếm tỉ lệ cao tại Phú Quốc sau loài cá ngựa đen (H. kuda) (Foster et al., 2017)..
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Thường được tìm thấy ở độ sâu > 8 m, tối đa tới 70 m, sống ở các rạn san hô, thảm rong biển, cỏ biển, vùng có cát sỏi nhưng không có bùn (Weber & de Beaufort 1922, Nguyen & Do 1996, Lourie 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Con đực sẽ mang trứng và ấp nở. Trứng được chuyển từ con cái sang túi của cá đực, sau đó được thụ tinh và ấp trong túi cá đực. Chiều cao của cá thành thục lần đầu 10,4 cm. Mùa sinh sản quanh năm, cao điểm vào tháng 5-11, sức sinh sản cao nhất 683 con (Nguyen & Do 1996).
Thức ăn
Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipoda.
Sử dụng và buôn bán
Sử dụng làm dược liệu cổ truyền và nuôi làm cảnh. Do có kích thước lớn hơn, có gai và nhiều màu sắc nên Cá ngựa gai thường có giá bán cao hơn so với các loài cá ngựa khác.
Mối đe dọa
Bị săn bắt làm dược liệu cổ truyền và nuôi làm cảnh. Nơi cư trú là các rạn san hô và thảm cỏ biển bị thu hẹp và suy thoái do khai thác thủy sản và ô nhiễm môi trường biển.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Cá ngựa gai có tên trong Phụ lục II CITES và Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Đề xuất
Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt trái pháp luật loài này ở trong nước và buôn bán quốc tế. Cấm đánh bắt cá ngựa gai có chiều cao dưới 10 cm hoặc cá mang trứng, khuyến nghị ngư dân thả về tự nhiên khi đánh bắt được. Thực hiện các chương trình bảo tồn nguyên vị và chuyển vị.
Tài liệu tham khảo
Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt trái pháp luật loài này ở trong nước và buôn bán quốc tế. Cấm đánh bắt cá ngựa gai có chiều cao dưới 10 cm hoặc cá mang trứng, khuyến nghị ngư dân thả về tự nhiên khi đánh bắt được. Thực hiện các chương trình bảo tồn nguyên vị và chuyển vị.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm