Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-152
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Trên thế giới, quần thể của loài Cá ngựa thân trắng bị suy giảm do sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái và bị đánh bắt quá mức. Mức độ suy giảm của giống Hippocampus ước tính khoảng 59% so với 10 năm trước đây. Quần thể của loài Cá ngựa thân trắng bị suy giảm > 30% trong 10 năm qua. Ở Việt Nam, mức độ suy giảm quần thể tương đương trên thế giới, ước tính > 30% trong 10 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa ở Việt Nam, theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa thân trắng giảm khoảng hơn 30-49% so với 10 năm trước. Xu thế suy giảm quần thể do tác động của đánh bắt có chủ đích và không chủ đích từ các loại ngư cụ như nghề lưới giã cào đánh ở vùng khơi. Sự suy giảm nơi cư trú nhất là rạn san hô và các thảm cỏ biển. Theo ước tính của UNEP, diện tích san hô toàn Biển Đông năm 2007 mất đi 16% so với hơn 10 năm trước (UNEP, 2007), nhất là vùng ven bờ và ven các đảo các hệ sinh thái bị mất và suy thoái (Vo et al., 2013).. Việc đánh bắt cá ngựa khó kiểm soát về kích thước và mùa vụ, cũng như nhu cầu và giá bán cao, chúng vẫn đang là đối tượng đánh bắt phục vụ tiêu dùng trong nước. Vì vậy quần thể của loài này được ước tính suy giảm dựa vào sản lượng đánh bắt, buôn bán cá ngựa sống và cá khô (Foster et al., 2017).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở biển khơi, ở độ sâu đến 152 m (Lourie et al. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống ở vùng biển khơi bắt gặp ở những nơi có san hô gorgonian và nền đáy mềm.
Đặc điểm sinh sản
Con đực mang trứng và ấp nở. Trứng được chuyển từ con cái sang túi của cá đực, sau đó được thụ tinh và ấp trong túi cá đực.
Thức ăn
Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod.
Sử dụng và buôn bán
Cá ngựa được sử dụng làm thuốc cổ truyền, nuôi làm cảnh. Cá ngựa thân trắng thường có giá bán cao gấp nhiều lần so với các loài cá ngựa khác do chúng có kích thước lớn và hiếm gặp hơn.
Mối đe dọa
Môi trường sống bị thu hẹp và suy thoái. Loài này cũng bị săn bắt và buôn bán cả ở trong nước và quốc tế.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và buôn bán quốc tế. Cấm đánh bắt cá ngựa gai dài dưới 15 cm hoặc cá mang trứng, khuyến nghị ngư dân khi bắt được cần thả về tự nhiên. Cần đánh giá hiện trạng quần thể ngoài tự nhiên để xây dựng kế hoạch bảo tồn loài.
Tài liệu tham khảo
Anon (2003). Proposals for amendment of Appendices I and II Results. CITES Secretariat, Geneva. http://www.cites.org/eng/news/world/cop12_prop_results.pdf. September 2003.
Kuiter R.H. (2000). Seahorses, pipefishes and their relatives: A comprehensive guide to
Syngnathiformes. TMC Publishing, Chorleywood, UK, 240 pp.
Lourie S., Foster S., Cooper E. & Vincent A. (2004). A guide to the identification of seahorses. Project Seahorse and TRAFFIC North America. University of British Columbia and World Wildlife Fund, Washington D.C.
Lourie S.A., Pollom R.A. & Foster S.J. (2016). A global revision of the seahorses Hippocampus Rafinesque 1810 (Actinopterygii: Syngnathiformes): Taxonomy and biogeography with recommendations for future research. Zootaxa, 4146(1): 1-66.
Lourie S., Pritchard J., Casey S., Truong S.K., Hall H. & Vincent A. (2008). The taxonomy of Vietnam’s exploited seahorses (Family Syngnathidae). Biological Journal of the Linnean Society, 66: 231-256.
Pollom R. (2017). Hippocampus kelloggi. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41010A54908593.https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T41010A54908593.en. Accessed on 02 May 2022.
Vo S.T., Pernetta J.C. & Paterson C.J. (2013). Status and trends in coastal habitats of the South China Sea. Ocean and Coastal Management, 85 (Part B): 153-163.