Hippocampus histrix

Cá ngựa gai

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-6

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

EN

Tiêu chuẩn đánh giá

A2acd+4cd.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Trên thế giới, loài này bị đe dọa do sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái cùng với việc khai thác quá mức và buôn bán làm dược liệu. Mức độ suy giảm của giống Hippocampus ước tính khoảng 59% so với 10 năm trước đây, kích thước trung bình của cá cũng giảm so với trước đây. Ở Việt Nam, nơi cư trú của Cá ngựa gai dài là các rạn san hô và thảm cỏ biển bị thu hẹp và suy thoái. Loài này bị khai thác bởi các loại ngư cụ khác nhau để làm dược liệu và nuôi làm cảnh. Quần thể của loài ước tính bị suy giảm > 50% trong 10 năm qua và dự báo tiếp tục bị suy giảm ở mức độ tương tự trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A2cd+4cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa ở Việt Nam, theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa gai dài giảm khoảng hơn 60% so với 10 năm trước. Xu thế suy giảm quần thể do tác động của đánh bắt có chủ đích và không chủ đích từ các loại ngư cụ như nghề lưới giã cào, nghề lưới cua ghẹ, lặn…Sự suy giảm nơi cư trú nhất là rạn san hô và các thảm cỏ biển. Theo ước tính của UNEP, diện tích san hô toàn Biển Đông năm 2007 mất đi 16% so với hơn 10 năm trước (UNEP, 2007), nhất là vùng ven bờ và ven các đảo các hệ sinh thái bị mất và suy thoái (Vo et al., 2013). Theo Foster et al. (2017), Cá ngựa gai dài chỉ chiếm 0,24% trong tổng số cá thể được định loại, cùng với mức suy giảm chung của cá ngựa cho thấy loài này ở mức trên 50% trong 5-10 năm qua, ở Phú Quốc giảm hơn 80%. Dựa trên số liệu cá ngựa được ước tính đánh bắt hàng năm, cho thấy loài Cá ngựa gai dài có số lượng trong tự nhiên không nhiều.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở các rạn san hô, vùng có đáy sỏi có độ sâu đến 80 m, thường bắt gặp ở độ sâu 15-40 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Loài này được tìm thấy trên nhiều loại giá thể bao gồm bọt biển, rạn đá, san hô, thảm cỏ biển. (Lourie, 2004)

Đặc điểm sinh sản

Cá ngựa đực sẽ mang trứng và ấp nở. Trứng được chuyển từ con cái sang túi của cá đực, sau đó được thụ tinh và ấp trong túi cá đực.

Thức ăn

Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod.

Sử dụng và buôn bán

Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod.

Mối đe dọa

Môi trường sống của cá ngựa bị thu hẹp và suy thoái. Cá ngựa cũng bị đánh bắt và buôn bán cả ở trong và ngoài nước.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Phụ lục II CITES. Loài này đã được nhân nuôi sinh sản thành công tại Viện Hải dương học (Nha Trang)

Đề xuất

Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế. Cấm đánh bắt cá ngựa gai dài có kích thước dưới 15 cm hoặc cá mang trứng, khuyến nghị ngư dân thả lại tự nhiên khi đánh bắt được. Phục hồi quần thể từ nguồn con giống nuôi nhân tạo.

Tài liệu tham khảo

Allen, G.R. & Erdmann M.V. (2012). Reef fishes of the East Indies. Perth, Australia: Universitiy of Hawai’i Press, Volumes I-III. Tropical Reef Research.
Foster S.J., Aylesworth L., Do H.H., Nguyen B.K. & Vincent A.C.J. (2017). Seahorse exploitation and trade in Viet Nam. Fisheries Centre Research Reports, 25(2): 1-52.
Giles B.G., Truong K.S., Do H.H. & Vincent A.C.J. (2006). The catch and trade of seahorses in Vietnam. Human Exploitation and Biodiversity Conservation: 157-173.
Lourie S., Pritchard J., Casey S., Truong K.S., Hall H. & Vincent A.C.J. (2008). The taxonomy of Vietnam’s exploited seahorses (family Syngnathidae). Biological Journal of the Linnean Society, 66: 231-256.
Meeuwig J.J., Do H.H., Truong K.S., Job S.D. & Vincent A.C.J. (2006). Quantifying non-target seahorse fisheries in central Vietnam. Fisheries Research, 81: 149-157.
Perry A.L., Lunn K.E. & Vincent A.C.J. (2010). Fisheries, large-scale trade, and conservation of seahorses in Malaysia and Thailand. Aquatic conservation: marine and freshwater ecosystems, 20: 464-475.
UNEP (2007). National Reports on Coral Reefs in the Coastal Waters of the South China Sea. UNEP/GEF/SCS Technical Publication, 11, 118 pp.
Vo S.T., Pernetta J.C. & Paterson C.J. (2013). Status and trends in coastal habitats of the South China Sea. Ocean and Coastal Management, 85(Part B): 153-163.

Dữ liệu bên ngoài