Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Vùng biển Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-10 (max-20m)
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2ad+4cd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Cá ngựa vằn được đánh bắt để làm dược liệu và làm cảnh, đôi khi bị đánh bắt ngẫu nhiên bởi các loại ngư cụ khác nhau (Lafrance et al. 2001). Loài này thường được buôn bán dưới dạng cá ngựa khô làm dược liệu cổ truyền, ước tính số lượng khoảng hơn 200 ngàn cá thể hàng năm trong giai đoạn 2004-2010 từ các quốc gia khác nhau (UNEP-WCMC 2012). Tình trạng buôn bán cá ngựa dự báo sẽ tiếp diễn trong tương lai. Ở Việt Nam, loài này ghi nhận phân bố tại hai tỉnh Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu. Quần thể trong tự nhiên bị đe dọa do môi trường sống bị thu hẹp và suy thoái. Cá ngựa vằn có sức sinh sản thấp nên khả năng tái tạo quần đàn chậm. Quần thể của loài ước tính đã suy giảm > 30% trong 10 năm qua và dự báo sẽ tiếp tục suy giảm với mức độ tương tự trong 10 năm tới (tiêu chuẩn A2ad+4cd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Cá ngựa vẫn là mặt hàng được buôn bán nhu cầu trong nước nhiều loài cá ngựa được khai thác chủ đích bằng các nghề lặn, nhưng chúng cũng bị mắc lưới ngẫu nhiên trong các nghề khai thác giã cào, lưới mành, lưới 3 màng,…Với việc phân bố độ sâu dưới 20m trong hệ sinh thái có san hô, bọt biển, rong tảo… chúng dễ dàng bị đánh bắt. Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa ở Việt Nam, theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa vằn giảm khoảng hơn 30% so với 10 -15 năm trước. Hiện chỉ biết cá ngựa vằn phân bố ở biển Khánh Hòa và Vũng Tàu. Chúng thường sống tập trung ở các rạn, do chúng di chuyển chậm chạm, dễ bị đánh bắt. Số lượng cá ngựa vằn tự nhiên hiện nay còn rất hiếm. Ước đoán quần đàn tự nhiên giảm hơn 30% so với 10 -15 năm trước.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Cá ngựa vẫn là mặt hàng được buôn bán nhu cầu trong nước nhiều loài cá ngựa được khai thác chủ đích bằng các nghề lặn, nhưng chúng cũng bị mắc lưới ngẫu nhiên trong các nghề khai thác giã cào, lưới mành, lưới 3 màng,…Với việc phân bố độ sâu dưới 20m trong hệ sinh thái có san hô, bọt biển, rong tảo… chúng dễ dàng bị đánh bắt. Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa ở Việt Nam, theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa vằn giảm khoảng hơn 30% so với 10 -15 năm trước. Hiện chỉ biết cá ngựa vằn phân bố ở biển Khánh Hòa và Vũng Tàu. Chúng thường sống tập trung ở các rạn, do chúng di chuyển chậm chạm, dễ bị đánh bắt. Số lượng cá ngựa vằn tự nhiên hiện nay còn rất hiếm. Ước đoán quần đàn tự nhiên giảm hơn 30% so với 10 -15 năm trước.
Dạng sinh cảnh phân bố
Sống ở biển
Đặc điểm sinh sản
Cá ngựa vẫn là mặt hàng được buôn bán nhu cầu trong nước nhiều loài cá ngựa được khai thác chủ đích bằng các nghề lặn, nhưng chúng cũng bị mắc lưới ngẫu nhiên trong các nghề khai thác giã cào, lưới mành, lưới 3 màng,…Với việc phân bố độ sâu dưới 20m trong hệ sinh thái có san hô, bọt biển, rong tảo… chúng dễ dàng bị đánh bắt. Hiện không có đánh giá số lượng từng loài cá ngựa ở Việt Nam, theo điều tra đánh giá sơ bộ cá ngựa vằn giảm khoảng hơn 30% so với 10 -15 năm trước. Hiện chỉ biết cá ngựa vằn phân bố ở biển Khánh Hòa và Vũng Tàu. Chúng thường sống tập trung ở các rạn, do chúng di chuyển chậm chạm, dễ bị đánh bắt. Số lượng cá ngựa vằn tự nhiên hiện nay còn rất hiếm. Ước đoán quần đàn tự nhiên giảm hơn 30% so với 10 -15 năm trước.
Thức ăn
Ăn các loại giáp xác nhỏ, mysids, amphipod.
Sử dụng và buôn bán
Cá ngựa sử dụng làm thuốc cổ truyền, nuôi làm cảnh và làm đồ mỹ nghệ.
Mối đe dọa
Môi trường sống của cá ngựa ở biển bị thu hẹp và suy thoái. Cá ngựa vằn thường sống tập trung từng đàn nên khi phát hiện rất dễ bị bắt với số lượng lớn.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Có tên trong Phụ lục II CITES.
Đề xuất
Bảo vệ các hệ sinh thái biển là môi trường sống của cá ngựa. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng đánh bắt, buôn bán quốc tế trái pháp luật loài này. Cấm đánh bắt Cá ngựa vằn non có chiều cao dưới 8 cm và cá đang mang trứng. Thả con non vào các khu vực được bảo vệ để phục hồi nguồn lợi của loài này bằng cách chủ động nguồn giống thông qua sinh sản nhân tạo.
Tài liệu tham khảo
Kuiter R.H. (2000). Seahorses, pipefishes and their relatives: A comprehensive guide to
Syngnathiformes. TMC Publishing, Chorleywood, UK, 240 pp.
Lim A. (2015). Hippocampus comes (errata version published in 2018). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T41008A128958172. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-2.RLTS.T41008A54908262.en. Accessed on 9 March 2022.
Lourie S., Foster S., Cooper E. & Vincent A. (2004). A guide to the identification of seahorses. Project Seahorse and TRAFFIC North America. University of British Columbia and World Wildlife Fund, Washington D.C.
Lourie S., Pritchard J., Casey S., Truong S.K., Hall H. & Vincent A. (2008). The taxonomy of Vietnam’s exploited seahorses (Family Syngnathidae). Biological Journal of the Linnean Society, 66: 231-256.
Perante N.C., Pajaro M.G., Meeuwig J.J. & Vincent A.C.J. (2002). Biology of a seahorse species Hippocampus comes in the central Philippines. Journal of Fish Biology, 60: 821-837.
Trương Sĩ Kỳ, Hoàng Đức Lư, Hồ Thị Hoa & Nguyễn Thị Nga (2010). Đặc điểm sinh học sinh sản của cá ngựa vằn (Hippocampus comes, Cantor, 1850) ở vùng biển Khánh Hòa. Tuyển tập nghiên cứu biển, 2010, XVII: 90-98.
Vincent A.C.J. & Pajaro M.G., (1997). Community-based management for a sustainable seahorse fishery. In: Proceedings of the 2nd World Fisheries Congress. Brisbane, Australia, pp. 761-766.