Hemigaleus microstoma

Cá nhám răng chìa miệng hẹp

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-170

Độ cao ghi nhận cao nhất

0

Thế giới

Vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương: phía nam Ấn Độ và Sri Lanka, Trung Quốc đến Indonesia. Cũng ghi nhận ở Biển Đỏ.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này thường bị đánh bắt bởi các nghề giã cào và lưới rê. Ước tính sản lượng khai thác loài này trên thế giới đã suy giảm 46% trong khoảng ba thế hệ (27 năm). Tại vùng biển Việt Nam, quần thể ước tính bị suy giảm > 30% trong 30 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Tổng sản lượng đánh bắt loài này ở vịnh Thái Lan, Biển Đông của Cá nhám răng chìa mõm nhọn ước tính giảm, 48% trong 27 năm (Pauly et al., 2020). Tại Việt Nam, Cá nhám răng chìa miệng hẹp trước đây được ghi nhận trong các tài liệu (Nguyen, 2006; Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận tại Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn khảo sát năm 2004 (Nguyen, 2006), nhưng loài này được biết xuất hiện ở vùng biển Đông Nam Bộ (Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Chúng được ghi nhận bắt gặp khá nhiều trong các loại nghề lưới rê và lưới giã tại các cảng cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn điều tra 2015-2016 với 14 cá thể, với kích thước nhỏ (SEAFDEC, 2017). Dựa vào các dữ liệu trên, suy đoán loài này giảm khoảng 30 – 49% trong ba thế hệ (27 năm)

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Thường xuất hiện ở ven bờ hoặc xa bờ ở các vùng biển nhiệt đới (Compagno 1998).

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thường xuất hiện ở ven bờ hoặc xa bờ ở các vùng biển nhiệt đới (Compagno 1998).

Thức ăn

Ăn động vật chân đầu, đặc biệt là bạch tuộc, đôi khi ăn giáp xác.

Sử dụng và buôn bán

Được sử dụng làm thực phẩm ở dạng tươi, muối hoặc khô. Hàm và răng của chúng thường làm quà lưu niệm.

Mối đe dọa

Khai thác quá mức và mất nơi cư trú.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài. Đưa cá nhám răng chìa miệng hẹp vào danh mục hạn chế khai thác theo kích thước.

Tài liệu tham khảo

Compagno L.J.V. (1998). Hemigaleidae. Weasel sharks. Pp. 1305-1311. In: Carpenter K.E. & Niem V.H. (eds.) FAO identification guide for fishery purposes. The Living Marine Resources of the Western Central Pacific. FAO, Rome.
Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. Wild Nature Press, Plymouth.
Helgil (2020). Helgi Library Fish consumption per capita. Viet Nam. Available at: https://www.helgilibrary.com/indicators/fish-consumption-per-capita/vietnam/. (Accessed: 30 June 2020).
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Oakes N. & Sant G. (2019). An overview of major shark traders, catchers and species. TRAFFIC, Cambridge, UK.
Pauly D. & Liang C. (2020). The fisheries of the South China Sea: Major trends since 1950. Marine Policy, 121: 103584.
SEAFDEC (2006). Report on the study on shark production, utilization and management in the ASEAN Region 2003-2004, plus Appendices. Southeast Asian Fisheries Development Center, Bangkok, Thailand.
SEAFDEC (2017). Report on regional sharks data collection 2015 to 2016. Results from data collection 2015 to 2016: Results from data collection in sharks project participating countries. SEAFDEC Secretariat. Southeast Asian Fisheries Development Center.
Teh L.S.L., Cashion T., Alava Saltos J. J., Cheung W.W.L & Sumaila U.R. (2019). Status, trends, and the future of fisheries in the East and South China Seas. Fisheries Centre Research Reports, 27(1): 101 pp.
Teh L.S.L., Witter A., Cheung W.W.L., Sumaila U.R. & Yin X. (2017). What is at stake? Status and threats to South China Sea marine fisheries. Ambio, 46(1): 57-72.
Teh L., Zeller D., Zylich K., Nguyen G. & Harper S. (2014). Reconstructing Vietnam’s marine fisheries catch, 1950-2010. Working Paper#2014-17. University of British Columbia, Vancouver Available at: http://www.seaaroundus.org. (Accessed: 26 June 2020).

Dữ liệu bên ngoài