Halaelurus buergeri

Cá nhám hoa mai

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Vùng biển từ vịnh Bắc Bộ đến Côn Đảo.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

-100

Độ cao ghi nhận cao nhất

-27

Thế giới

Phân bố vùng biển Tây Bắc và Trung Tây Thái Bình Dương.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2ad.

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Đánh giá về nguồn lợi cá nhám ở các nước trong khu vực có loài này phân bố như Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Philippines, Maylaysia và Việt Nam cho thấy quần thể của loài này ước tính đã suy giảm khoảng > 54% (Rigby et al. 2020). Áp lực khai thác thủy sản ở vùng Biển Đông là rất cao (Pauly & Liang 2020). Sự phân bố của loài trong dải độ sâu của vùng hoạt động khai thác của nhiều loại tàu đánh bắt giã cào và câu vàng tầng đáy. Ở Việt Nam, quẩn thể của loài này ước tính bị suy giảm > 50% trong 45 năm qua (tiêu chuẩn A2ad).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng cá thể được ước tính suy giảm ở vùng Biển Đông. Tại Việt Nam, cá nhám hoa mai chỉ ghi nhận trong mô tả của một số tài liệu trước đây (Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan, 1994; Nguyễn Khắc Hường, 2001). Loài này không được ghi nhận trong các công bố trong 10 năm gần đây (Võ Văn Quang et al., 2013; Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường, 2009). Quan sát tại các cảng cá, cho thấy cá nhám hoa mai được đánh bắt với số lượng cập cảng thường gặp, bắt gặp hơn 15 cá thể Chưa có nghiên cứu về hiện trạng quần thể của Cá nhám hoa mai tại Việt Nam. Tuy nhiên, suy đoán về tình trạng suy giảm trong nhiều năm qua. do khai thác quá mức từ hoạt động đánh bắt với các loại ngư cụ giã cào và câu tầng đáy trên vùng biển Việt Nam.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Là loài sống đáy vùng biển sâu, trên thềm lục địa đến độ sâu tối đa 100 m (Rigby et al. 2020).

Dạng sinh cảnh phân bố

Sống đáy, độ sâu từ 27 - 100m.

Đặc điểm sinh sản

Là loài đẻ trứng (Ebert et al. 2013).

Thức ăn

Ăn cua, cá nhỏ.

Sử dụng và buôn bán

Loài này có giá trị thương mại thấp.

Mối đe dọa

Cá nhám hoa mai thường bị đánh bắt bởi các loại ngư cụ như giã cào, lồng bẫy, rê đáy và câu tầng đáy.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Giảm cường độ hoạt động của nghề giã cào khai thác trên các vùng biển. Tuyên truyền ngư dân về việc thả chúng lại biển khi còn sống. Thống kê tình trạng đánh bắt, buôn bán loài này ở trong nước, để có dữ liệu chính xác về tình trạng loài. Cần nghiên cứu đề xuất vùng cấm khai thác hoặc khu bảo tồn cá mập để bảo vệ các loài nguy cấp.

Tài liệu tham khảo

Ebert D.A., Fowler S. & Compagno L. (2013). Sharks of the World. Plymouth. Wild Nature Press.
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. Lớp Cá sụn, tập 12. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.
Rigby C.L., Bin Ali A., Bineesh K.K., Chen X., Derrick D., Dharmadi,. Ebert D.A, Fahmi, Fernando D., Gautama D.A., Haque A.B.,. Herman K, Ho C.H., Hsu H., Krajangdara T., Maung A., Sianipar A., Tanay D., Utzurrum J.A.T., Yuneni R.R. & Zhang J. (2020). Halaelurus buergeri. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T161680A124527450. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2020-3.RLTS.T161680A124527450.en.
Võ Văn Quang, Võ Sĩ Tuấn, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh, Nguyễn Phi Uy Vũ & Lê Minh Phương (2013). Thành phần loài và phân bố cá nhám/mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 13(1): 21-30.
Vũ Việt Hà & Trần Văn Cường (2009). Thành phần loài, phân bố và trữ lượng nguồn lợi cá Nhám ở biển Việt Nam. Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9: 58-66.

Dữ liệu bên ngoài