Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Đông Bắc và Nam Bộ.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
0
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Phân bố rộng khắp các nước Châu Âu và Châu Phi.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Chim mò sò là chim di cư hiếm, gần đây chỉ ghi nhận ở 3 địa điểm tại Đông Bắc và Nam Bộ; sinh cảnh sống, bãi kiếm ăn của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm rác thải và nguồn nước; trong các năm 2020 và 2021 chỉ ghi nhận 1 cá thể tại tỉnh Bến Tre; kích cỡ quần thể rất nhỏ, ước tính < 250 cá thể trưởng thành (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Quần thể loài hiện hiện ước tính nằm trong khoảng từ 925.000-1.030.000 cá thể (Wetlands International 2019), tương đương với 616.667-686,667 cá thể trưởng thành. Đánh giá này hện có thể thấp hơn do gần đây một loài phụ H. finschi đã được tách ra là 1 loài riêng biệt (del Hoyo et. al. 2014).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Các đụn cát ven biển, các bãi cát, bãi bồi, vùng triều dọc các con sông lớn, các đảo đá.
Dạng sinh cảnh phân bố
Vùng giữa triều, bãi bồi, còn cát ven biển
Đặc điểm sinh sản
Thức ăn
Các loài hai mảnh vỏ như sò, ngao.
Sử dụng và buôn bán
Chưa ghi nhận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ô nhiễm rác thải và nguồn nước.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Một phần sinh cảnh của loài nằm trong VQG Xuân Thủy nên được bảo vệ.
Đề xuất
Điều tra quần thể loài tại Việt Nam; bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống của loài ở các vùng bãi triều ven biển.
Tài liệu tham khảo
BirdLife International (2019). Haematopus ostralegus. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T22693613A154998347. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T22693613A154998347.en. Accessed on 31 October 2022.
Burton N.H.K. (2006). The impact of the Cardiff Bay barrage on wintering waterbirds. Pp. 805-809. In: Boere G., Galbraith C. & Stroud D. (ed.), Waterbirds around the World. The Stationary Office, Edinburgh, UK..
Burton N.H.K., Rehfisch M.M. & Clark N.A. (2002). Impacts of Disturbance from Construction Work on the Densities and Feeding Behavior of Waterbirds using the Intertidal Mudflats of Cardiff Bay, U.K. Environmental Management, 30(6): 865-871.
Ens B.J. (2006). The conflict between shellfisheries and migratory waterbirds in the Dutch Wadden Sea. Pp. 806-811. In: Boere G., Galbraith C. & Stroud D. (ed.). Waterbirds around the World. The Stationary Office, Edinburgh, UK.
Hälterlein B., Hötker H., Laursen K., Oosterbeek K., Petersen A., Thorup O., Tjorve K., Triplet P. & Yésou P. (2014). A global assessment of the conservation status of the nominate subspecies of Eurasian Oystercatcher Haematopus ostralegus ostralegus. International Wader Studies, 20: 47-61.
Harris M.P. & Wanless S. (1997). The effect of removing large numbers of gull Larus spp. on an island population of oystercatchers Haematopus ostralegus: implications for management. Biological Conservation, 82: 167-171.
Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Nguyễn Mạnh Hiệp, Tăng A Pẩu & Trần Anh Tuấn (2021). Các loài Chim Việt Nam – Birds of Vietnam. NXB Thế giới, 821 trang.
Le M.H, Bui T.T, Hoang V.T. & Pham H.P. (2021). First records and additional distribution ranges from Vietnam. BirdingAsia, 35(2021): 111-113.
Melville D.S., Gerasimov Y.N., Moores N., Yat-Tung Y. & Bai Q. (2014). Conservation assessment of Far Eastern Oystercatcher Haematopus [ostralegus] osculans. International Wader Studies, 20: 129-154.
Robson C. (2008). A field guide to the birds of South-East Asia. New Holland, London, 534 pp.
Sagar P. & Veitch D. (2014). Conservation assessment of the South Island Oystercatcher Haematopus finschi. International Wader Studies, 20: 155-160.
van Roomen M., Langendoen T., Amini H., de Fouw J., Mundkur T., Thorpe A. & Ens B.J. (2014). Population estimate of Haematopus ostralegus longipes based on non-breeding numbers in January. International Wader Studies, 20: 41-46.