Garuga pierrei

Cốc đá

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Khánh Hòa (Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh), Kon Tum, Ninh Thuận (Phan Rang, Núi Chúa, Cà Ná, Bà Râu)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

300 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

900 m

Thế giới

Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2c

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài có phân bố rải rác ở Kon Tum, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Kích thước quần thể liên tục bị suy giảm ước tính > 30 % trong khoảng 3 thế hệ gần đây do vùng phân bố và nơi cư trú bị suy giảm bởi nạn chặt phá rừng, phát triển đô thị và du lịch (tiêu chẩn A2c).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 300-900 m.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Ra hoa vào tháng 3-4, có quả vào tháng 6-8.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Vỏ và rễ dùng làm thuốc.

Mối đe dọa

Số lượng và kích thước quần thể liên tục bị suy giảm bởi nạn chặt phá rừng, phát triển khu du lịch và dân cư.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Một phần sinh cảnh của loài nằm trong một số khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Quản lý chặt chẽ việc chặt phá rừng, phát triển khu du lịch. Tiến hành nhân giống, ươm trồng để bảo tồn.

Tài liệu tham khảo

Gullaumin A. (1911). Burséracées. Pp. 707-722. In: Lecomte H. (Ed.). Flore Générale de l’Indo-Chine. Tome 1. Paris.
Nguyễn Tiến Bân (2003). Họ Trám – Burseraceae. Trang 954-957. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Peng H. & Mats T. (2008). Burseraceae. Pp. 106-110. In: Wu Z.Y., Raven P.H. & Hong D.Y. (Eds.). Flora of China. Vol. 11. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam. Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, trang 452.

Dữ liệu bên ngoài