Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Yên Bái.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
900 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
2.100 m
Thế giới
Lào, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A4acd; B2ab(ii,iii,v).
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài Pơ mu thường mọc rải rác, tập trung thành các đám nhỏ hoặc gần như thuần loài trên các dông núi đá vôi hoặc núi đất ở độ cao khoảng từ 900-2.100 m, có 19 tiểu quần thể gặp ở 19 tỉnh, nhưng do các quần thể này bị chia cắt mạnh và phân mảnh nghiêm trọng đã và đang bị khai thác và nơi sống bị xâm hại dẫn tới sự suy giảm liên tục > 50 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A4acd). Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính < 500 km2, sinh cảnh sống tiếp tục bị thu hẹp và suy thoái và tại mỗi điểm quan sát ghi nhận rất ít các thể trưởng thành (tiêu chuẩn B2ab(ii,iii,v)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Fokienia hodginsii thường mọc rải rác, tập trung thành các đám nhỏ hoặc gần như thuần loài trên các dông núi đá vôi hoặc núi đất ở độ cao khoảng từ 900-2.100 m, trong rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa núi thấp và núi trung bình. Ở các tỉnh phía Nam loài này mọc cùng Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông đà lạt (Pinus dalatensis) và Thông lá dẹt (P. krempfii), ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung loài này gặp cùng với Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga sinensis) và Thiết sam đông bắc (Tsuga chinensis) (Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas P.I. 2004).
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Nón hạt chín vào khoảng tháng 8-9 (miền Nam) và tháng 10-11 (miền Bắc). Nảy mầm từ hạt tốt, nhưng tái sinh không cao.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ tốt, thơm, dùng trong xây dựng nhà và đóng đồ mộc gia đình.
Mối đe dọa
Là đối tượng bị khai thác và buôn bán quá mức; sinh cảnh sống bị thu hẹp, suy thoái do tác động của canh tác nông nghiệp và cháy rừng.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Phụ lục II CITES và Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Kiểm soát việc khai thác trái phép, phục hồi quần thể của loài trong tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Conifer Specialist Group (1998). Fokienia hodginsii. The IUCN Red List of Threatened Species: Version 2012.2. . Downloaded on 25 November 2012.
Fu L.,Yu Y. & Aljos F. (1999). Cupressaceae. P. 69. In: Wu Z.Y. & Raven P.H. (Eds.). Flora of China. Vol. 4. Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
Nguyễn Đức Tố Lưu & Thomas P.I. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới,
trang 23-24.
Nguyen H.T. & Vidal J.E. (1996). Flore du Cambodge du Laos et du Viêtnam. Fascicule 28. Muséum National d’Historie Naturelle, Paris, pp. 75-78.
Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas P.I., Farjon A., Averyanov L. & J. Regalado Jr. (2004). Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004. Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế, Chương trình Việt Nam, Hà Nội, trang 57-59.
Thomas P. (2007). New records of Conifers in Cambodia and Laos. Edinburgh Journal of Botany, 64: 37-44.