Phân loại
Tên khoa học
Synonym
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Miền Trung.
Độ cao ghi nhận thấp nhất
-100
Độ cao ghi nhận cao nhất
0
Thế giới
Vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương: Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc (kể cả Đài Loan).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2bd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, Cá miễn sành hai gai bị khai thác quá mức để làm thực phẩm và buôn bán, sản lượng đánh bắt đã giảm mạnh trong giai đoạn 2005-2019. Quần thể của loài ước tính đã suy giảm khoảng 60% trong vòng 15 năm qua (tiêu chuẩn A2bd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Loài cá miễn sành hai gai phân bố chủ yếu là vùng biển vịnh Bắc Bộ.Cá Miễn sành hai gai phân bố tập trung ở độ sâu từ 30–50 m, mật độ đàn và sinh khối tăng từ bờ đến độ sâu 50 m. Sản lượng đánh bắt của loài này đã giảm đáng kể từ 28,8 kg/ giờ năm 2001 giảm xuống 11,1 kg/ giờ năm 2005, với p <0,05. Tương ứng với việc giảm sản lượng đánh bắt, sinh khối của đàn cũng giảm đáng kể. Ước tính sinh khối của đàn năm 2001: 33.952 tấn (CV = 16%); năm 2003: 12.150 tấn (CV = 29%); 2004: 21.389 tấn (CV = 23%) và 2005: 14.414 tấn (CV = 34%). Do đó, trong giai đoạn 2001-2005, trữ lượng loài này đã giảm 58% (Nguyễn Bá Thông, 2006). Kết quả điều tra từ 2006 -2010 cho thấy rằng, đàn cá đánh bắt chủ yếu nhóm kích thước nhỏ, nhóm kích thước lớn chiếm tỷ lệ thấp trong quần đàn. Năng xuất đánh bắt biến động và có xu hướng giảm từ năm 2006 là 1,9kg/giờ; 2007: 2,8 kg/giờ; 2008: 7,2 kg/giờ; 2009: 1,9 kg/giờ và 2010: 0,9 kg/giờ. Trữ lượng ước tính giảm từ 2.728 tấn trong năm 2006, năm 2010 là 1.117 tấn, mặc dù năm 2008, trữ lượng ước tính đạt 7.091 tấn. Do đó giai đoạn 2006 – 2010 trữ lượng loài này đã giảm khoảng 62% (Trần Văn Cường, 2013). Như vậy sự suy giảm chung về trữ lượng của cá miễn sành hai gai giai đoạn 2001 đến 2010 là 60%. Mặt khác trữ lượng nguồn lợi cá đáy giai đoạn 2015 -2019 ở vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc bộ có xu hướng tiếp tục giảm (Mai Công Nhuận & Nguyễn Khắc Bát, 2020).
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Phân bố ở độ sâu 30-60 m, tối đa tới 100 m. Cá sống ở nhiều loại đáy khác nhau, ở gần các rạn san hô hoặc các đáy gồ ghề. Cá nhỏ thường sống trong các vịnh cạn, vịnh kính, cá lớn thường xuất hiện ở vùng nước sâu. Tuổi thọ cao nhất là 30 năm, có chiều dài tối đa là 40 cm. Loài này di cư theo mùa ở vịnh Bắc Bộ về phía đông vào cuối thu và đông.
Dạng sinh cảnh phân bố
Cá sống đáy
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản diễn ra vào mùa xuân, cá con phát tán đến vùng vịnh nước nông, vùng nước ven biển. Cá trưởng thành muộn, khoảng 7 tuổi với chiều dài 11,2 cm. Thời gian thế hệ ước tính khoảng 13 năm.
Thức ăn
Ăn động vật đáy như cá, giáp xác, mực.
Sử dụng và buôn bán
Loài này thường được sử dụng phổ biến để làm thực phẩm, thịt cá thơm và trắng, ngon.
Mối đe dọa
Loài này thường được sử dụng phổ biến để làm thực phẩm, thịt cá thơm và trắng, ngon.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Đưa Cá miễn sành hai gai vào danh mục loài khai thác có thời hạn, không đánh bắt vào mùa sinh sản (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và kích thước tối thiểu khai thác 10,4 cm.
Tài liệu tham khảo
Chen Z.Z. & Qiu Y.S. (2005). Ecological distribution of Paragyrops edita Tanaka in the Beibu Gulf. Marine Fisheries Research, 26(3): 16-21.
Feng B., Hou G., Lu H.S. & Chen X.J. (2009). Management recommendation for Paragyrops edita in Beibu Gulf based on per-recruitment analysis. System Sciences and Comprehensive Studies In Agriculture, 25(1): 114-119.
Hou G., Feng B., Lu H. & Zhu J. (2008a). Age and growth characteristics of crimson sea bream Paragyrops edita Tanaka in Beibu Gulf. Journal of Ocean University of China, 7(4): 457-465.
Hou G., Zhu L.X. & Lu H.S. (2008). Growth, mortality and population composition of Crimson Sea Bream, Paragyrops edita Tanaka in Beibu Gulf. Journal of Guangdong Ocean University, 2008: 013.
Iwatsuki Y., Akazaki M. & Taniguchi N. (2007). Review of the species of the genus Dentex (Perciformes: Sparidae) in the Western Pacific defined as the D. hypselosomus complex with the description of a new species, Dentex abei and a redescription of Evynnis tumifrons. Bulletin of the National Musseum of Natural Science, Series A Suppl. 1: 29-49.
Mai Công Nhuận & Nguyễn Khắc Bát (2020). Đánh giá biến động nguồn lợi hải sản ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 2015-2019. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(4B): 128-137.
Nguyễn Bá Thông (2006). Hiện trạng nguồn lợi cá Miễn sành hai gai (Evynnis cardinalis) phân bố ở vùng biển vịnh Bắc Bộ dựa trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát bằng tàu giã đơn trong giai đoạn 2001-2005. Tạp chí Thủy sản, 1: 37-40.
Trần Văn Cường (2013). Đặc điểm quần đàn cá miễn sành hai gai (Evynnis cardinalis Lacepède, 1802) phân bố ở vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 27: 178-190.
Wang X.F., Feng B., Hou G. & Dai C.T. (2011). Management Strategy for Parargryrops edita in Beibu Gulf based on Egg Production Per Recruit Model. System Sciences and Comprehensive Studies in Agriculture, 2011(012).