Eupatorus gracilicornis

Bọ hung năm sừng màu vàng

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

E. g. gracilicornis: Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Hà Giang (Đồng Văn, Vị Xuyên), Cao Bằng (Bảo Lạc, VQG Phia Oắc - Phia Đén), Lạng Sơn (Mẫu Sơn, Lộc Bình), Sơn La (KBTTN Copia), Bắc Kạn (Ngân Sơn), Vĩnh Phúc (VQG Tam Đảo), Hòa Bình (KBTTN Hang Kia-Pà Cò), Thanh Hóa (KBTTN Xuân Liên'), Quảng Trị (Hướng Hóa), Kon Tum (VQG Chư Mom Ray); E. g. prandii: Lâm Đồng (Bảo Lộc, VQG Bidoup - Núi Bà), Bình Thuận (Đa Mi, Đức Linh).

Độ cao ghi nhận thấp nhất

800

Độ cao ghi nhận cao nhất

1500

Thế giới

Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

NT

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Phân loài E. g. gracilicornis ghi nhận ở 10 tỉnh ở phía Bắc và Tây Nguyên, phân loài E. g. prandii ghi nhận ở các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, với số lượng cá thể trưởng thành ghi nhận rất ít, thường dưới 5 cá thể trong một đợt khảo sát. Sinh cảnh sống của loài bị tác động do chuyển đổi đất rừng làm đất canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch. Kích cỡ quần thể của loài này bị suy giảm ước tính gần 30% trong vòng 30 năm qua do thu hẹp và suy thoái sinh cảnh sống cũng như bị khai thác, buôn bán làm sinh vật cảnh (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng và kích thước quần thể thưa thớt.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Các khu rừng thường xanh từ miền Bắc tới Bình Thuận (Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ 2008, Tạ Huy Thịnh & cs. 2013, Phạm Hồng Thái & cs. 2013, Moskalenko 2017).

Dạng sinh cảnh phân bố

Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Trước năm 2000, loài này bị thu bắt nhiều để buôn bán làm sinh vật cảnh. Sau năm 2000, tình trạng thu bắt và buôn bán có giảm nhưng quần thể của loài này nhỏ, hiếm gặp.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống của loài bị suy thoái do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và khai thác lâm sản. Quần thể suy giảm do bị săn bắt và buôn bán để làm cảnh.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Sinh cảnh sống của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh trong vùng phân bố tự nhiên của loài; phục hồi quần thể trong tự nhiên; kiểm soát thu bắt và buôn bán trái pháp luật loài này.

Tài liệu tham khảo

Arrow G.J. (1908). A contribution to the classification of the coleopterous family Dynastidae. Transactions of the Entomological Society of London, 2: 321-358.
Mizunuma T. (1999). Giant beetles Euchirinae, Dinastinae. Endless Science Information, Tokyo, 122pp.
Moskalenko S. (2017). A new subspecies of Eupatorus gracillicornis Arrow, 1908 from Southern Vietnam. Insecta Mundi, 0580: 1-10.
Paulian R. (1945). Faune de L’empire Francais.III. Coleopteres Scarabaeides de L’Indochine. Libr. Larose, Paris: 193-194.
Phạm Hồng Thái, Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư, Cao Quỳnh Nga & Lê Mỹ Hạnh (2013). Kết quả bước đầu điều tra côn trùng ở khu rừng đặc dụng Phia Oắc – Phia Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng). Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 682-686.
Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2008). Phân bố các loài có giá trị bảo tồn ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 308-318.
Tạ Huy Thịnh, Hoàng Vũ Trụ, Trần Thiếu Dư & Đặng Đức Khương (2013). Điều tra đa dạng côn trùng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua Trung Bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ năm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 725-734.

Dữ liệu bên ngoài