Eleutherococcus nodiflorus

Ngũ gia bì hương

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Đồng Văn)

Độ cao ghi nhận thấp nhất

1.500 m

Độ cao ghi nhận cao nhất

1.650 m

Thế giới

Trung Quốc

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

CR

Tiêu chuẩn đánh giá

B1ab(i,iii)

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài này hiện chỉ ghi nhận ở tỉnh Hà Giang. Loài này đôi khi bị khai thác làm thuốc. Diện tích phạm vi phân bố (EOO) ước tính < 5.000 km2, vùng phân bố, sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do ảnh hưởng của cháy rừng, khai thác lâm sản, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch (tiêu chuẩn B1ab(i,iii)).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Ngũ gia bì hương mọc tự nhiên lẫn với những cây bụi và gỗ nhỏ ở ven rừng núi đá vôi, liền kề bờ nương ngô, ở độ cao 1.500-1.650 m. Loài này ưa sáng, ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng (khi còn nhỏ) ở vùng núi cao, với nhiệt độ không khí trung bình năm 15,5-17 °C. Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân - hè, có hiện tượng rụng bớt lá vào mùa đông.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Ra hoa quanh năm.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Vỏ rễ, rễ con và vỏ thân có được dùng làm thuốc bổ, có tác dụng mạnh gân xương, chống đau nhức. Ngoài ra, trong rễ còn có nhóm hoạt chất có tác dụng tốt về trí lực cho người già.

Mối đe dọa

Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do cháy rừng, khai thác lâm sản, tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch. Loài này đôi khi bị khai thác làm thuốc.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Vùng phân bố của loài nằm trong khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Bảo vệ sinh cảnh sống của loài, phòng chống cháy rừng và phục hồi quần thể trong tự nhiên. Có thể nhân giống, ươm trồng để giảm áp lực khai thác từ tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 413-415.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 29-30.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, 6(24): 319-328.

Dữ liệu bên ngoài