Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Trước đây, loài Bò biển ghi nhận phân bố ở Vịnh Hạ Long, vùng biển Khánh Hoà, Côn Đảo, Phú Quốc. Hiện chỉ ghi nhận ở vùng biển Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương và Úc (Marsh et al. 2019).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cd; C2a(i)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Ở Việt Nam, loài này hiện ghi nhận phân bố ở vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc, rất hiếm gặp. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái do tác động của phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, các hoạt động khai thác thủy sản. Bò biển thường bị mắc vào lưới đánh bắt hải sản của người dân, đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 80% trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd). Số lượng cá thể trưởng thành ở vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc ước tính < 50 (tiêu chuẩn C2a(i)).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đối với loài Bò biển rất ít, hiện chỉ ghi nhận phân bố ở khu vực biển Côn Đảo và Phú Quốc. Số lượng cá thể trưởng thành ước tính < 50.
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Sống ở vùng nước nông ven bờ hoặc các vùng biển quanh các đảo, nước ấm (18-32oC) và có nhiều cỏ biển. Chúng có thể sống từng nhóm nhỏ hoặc từng đôi mẹ-con, nhưng cũng có khi thành đàn và có tổ chức xã hội (Marsh et al. 2011)
Dạng sinh cảnh phân bố
Sinh cảnh ven bờ, ven các đảo, thảm cỏ biển.
Đặc điểm sinh sản
Bò biển trưởng thành sinh dục ở 9-10 tuổi, mùa sinh sản diễn ra quanh năm, nhưng cao điểm từ tháng 6-9. Con cái mang thai đến 13 tháng và chỉ sinh 1 con.
Thức ăn
Thức ăn chính là cỏ biển, đôi khi ăn cả Thuỷ tức và Hải sâm.
Sử dụng và buôn bán
Loài này đôi khi bị săn bắt để làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp và suy thoái do phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa, các hoạt động khai thác thủy sản. Bò biển đôi khi bị săn bắt làm thực phẩm.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Bò biển có tên trong Phụ lục I CITES và Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đã có một số hoạt động bảo tồn loài Bò biển được thực hiện ở VQG Côn Đảo và VQG Phú Quốc.
Đề xuất
Quản lý, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh sống ở các khu vực có Bò biển phân bố, đặc biệt là vùng biển Côn Đảo và Phú Quốc. Kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán Bò biển trong và ngoài nước. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn Bò biển.
Tài liệu tham khảo
CITES (2021). Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Valid from 22 June 2021. www.cites.org. Downloaded on 9 July 2021. Marsh H., O’Shea T.J. & Reynolds III J.E. (2011). The ecology and conservation of Sirenia: dugongs and manatees. Cambridge University Press, 521 pp. Marsh H. & Sobtzick S. (2019). Dugong dugon (amended version of 2015 assessment). The IUCN Red List of Threatened Species: e.T6909A160756767. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T6909A160756767.en. Accessed on 14 August 2023. |