Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Hà Giang (Bắc Quang, Quản Bạ, Vị Xuyên), Hà Tĩnh (Hương Sơn, Vũ Quang), Nghệ An (Quỳ Châu, Pù Mát, Pù Hoạt), Quảng Bình (Bố Trạch), Sơn La (Mộc Châu, Xuân Nha), Thanh Hoá (Xuân Liên), Tuyên Quang (Trạm Chu), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Yên Bái (Văn Chấn).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
100 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
600 m
Thế giới
Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd.
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố rộng ở miền Bắc Việt Nam vào đến Quảng Bình. Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt do tác động của các hoạt động canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch, làm đường. Loài này bị khai thác quá mức làm dược liệu. Kích cỡ quần thể ước tính bị suy giảm > 50 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Rừng kín thường xanh ẩm trên núi đất cũng như trên núi đá vôi, ở độ cao từ 100 đến 600 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Phụ sinh trên thân cây gỗ hoặc trên đá. Ra bào tử hằng năm. Tái sinh tự nhiên bằng bào tử và mọc chồi từ các đoạn thân rễ. Mùa có bào tử: tháng 5-9.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Cốt toái bổ (thân rễ) là vị thuốc quý, được dùng để chữa đau lưng, các bệnh về xương khớp và bệnh thận.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt do tác động của canh tác nông nghiệp và phát triển du lịch, làm đường; loài này bị khai thác quá mức làm dược liệu.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Vùng phân bố của loài có một phần nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài. Phục hồi quần thể trong tự nhiên, có thể tiến hành nhân trồng cây thuốc này.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 535-536.
Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội, trang 67-68.
Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2019. Tạp chí Dược liệu, số 6(24): 319-328.