Dromothelphusa longipes

Cua suối côn đảo

Suy giảm


Phân bố

Việt nam

Côn Đảo và Phú Quốc.

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

Thế giới

Chưa ghi nhận.

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Bản đồ (hình ảnh)

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

D2

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài chỉ được ghi nhận ở hai hòn đảo của Việt Nam là Côn Đảo và Phú Quốc. Diện tích vùng cư trú (AOO) ước tính nhỏ hơn 20 km2. Diện tích rừng ở hai hòn đảo này đã bị thu hẹp, suy thoái do đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch. Phạm vi phân bố rất hẹp cùng với sự thu hẹp và suy thoái môi trường sống có khả năng dẫn đến mức đe dọa cao hơn (tiêu chuẩn D2).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Số lượng cá thể và kích thước quần thể chưa được biết đến.

Xu hướng quần thể

Suy giảm

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Sống ở hang hốc tại các suối nhỏ vùng núi, nơi nước nông, chảy chậm, có nhiều mùn bã hữu cơ, nền đáy cứng, có nhiều đá tảng. Các cá thể trưởng thành có thể có thể đào hang khô ven các sườn núi, dưới các tảng đá và sống ở đó trong một thời gian dài.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Chưa ghi nhận.

Mối đe dọa

Mất và suy thoái môi trường sống do mất rừng, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Đề xuất

Quản lý, bảo vệ môi trường sống của loài; đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng của cộng đồng về duy trì hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có và khôi phục các hệ sinh thái đã bị suy thoái.

Tài liệu tham khảo

Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2012). Tôm, Cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae). NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 264 trang.
Milne-Edwards A. (1869). Révision du genre Thelphuse et description de quelques espèces nouvelles faisant partie de la collection du Muséum. Nouvelles Archives du Muséum d’Histoire naturelle, Paris 5: 161-191.

Dữ liệu bên ngoài