Diospyros mun

Mun

Ổn định


Phân bố

Việt nam

Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Hà Tĩnh, Hoà Bình, Khánh Hoà (Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hoà, Vạn Ninh), Lạng Sơn, Ninh Bình (Cúc Phương), Ninh Thuận (Phan Rang, Tháp Chàm), Phú Yên, Quảng Bình, Tuyên Quang

Độ cao ghi nhận thấp nhất

Độ cao ghi nhận cao nhất

800 m

Thế giới

Campuchia, Lào

Sơ đồ phân bố ở Việt Nam

Thông tin đánh giá

Phân hạng

VU

Tiêu chuẩn đánh giá

A2cd

Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn

Loài Mun có gỗ đẹp, vì vậy bị khai khác mạnh trong quá khứ; sinh cảnh sống bị thu hẹp, chia cắt và suy thoái do mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ, phát triển khu du lịch và giải trí, khai thác lấy gỗ và ảnh hưởng của cháy rừng làm mất môi trường sống; kích thước quần thể suy giảm ước tính > 30 % trong vòng 30 năm qua (tiêu chuẩn A2cd).

Hiện trạng quần thể

Hiện trạng quần thể

Xu hướng quần thể

Ổn định

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Đặc điểm sinh cảnh sống

Mọc trong rừng, khô hay núi đá, sinh trưởng rất chậm, chịu hạn, ưa sáng, ở độ cao tới 800 m. Tái sinh bằng hạt hay bằng chồi, nhất lá chồi rễ.

Dạng sinh cảnh phân bố

Đặc điểm sinh sản

Mùa hoa tháng 7-12.

Thức ăn

Sử dụng và buôn bán

Gỗ có lõi cứng, nặng, khi khô màu đen bóng, đẹp, dùng lâu càng lên nước, rất được ưa chuộng để làm hàng mỹ nghệ cao cấp (lọ hoa, tượng, đũa,…). Hạt và lá dùng làm thuốc nhuộm màu đen cho tơ lụa, vải sợi, rất bền màu.

Mối đe dọa

Phát triển khu du lịch và giải trí. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và trang trại nhỏ. Khai thác gỗ trái phép, sử dụng có mục đích ở quy mô nhỏ.

Biện pháp bảo tồn

Đã có

Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Một phần sinh cảnh của loài nằm trong các khu bảo tồn nên được bảo vệ.

Đề xuất

Nâng cao nhận thức bằng tuyên truyền và truyền thông của địa phương về bảo vệ loài. Bảo vệ nguồn tài nguyên và nơi sống. Quản lý khu vực phân bố để phục hồi sinh cảnh sống tự nhiên. Bảo tồn tại chỗ hay chuyển vị; nhân giống trồng bổ sung.

Tài liệu tham khảo

Nghia N.H. (1998). Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte. The IUCN Red List of Threatened Species 1998: e.T32821A9732503. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN. UK.1998.RLTS.T32821A9732503.en. Accessed on 23 April 2023.
Nguyễn Tiến Hiệp (2003). Mun Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte. Trang 472. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Anh Tài, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014). Kết quả điều tra và thống kê các loài thực vật bị đe dọa ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Tạp chí Sinh học 36(3): 323-329.

Dữ liệu bên ngoài