Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lâm Đồng (Đà Lạt).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
1500
Thế giới
Trung Quốc, Mianma, Thái Lan.
Thông tin đánh giá
Phân hạng
CR
Tiêu chuẩn đánh giá
A2a,c+B2a,b(ii,iii)
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này hiện chỉ được ghi nhận có ở duy nhất một điểm là Lâm Đồng (Đà Lạt). - Là nguồn gen rất hiếm ở Việt Nam. Loài có khu phân bố rất hẹp chỉ ở một tỉnh và có nơi cư trú chia cắt với số điểm phân bố đã biết = 1. Tổng diện tích nơi sống (area of occupancy), ước tính nhỏ hơn 10 km². - Loài này có nguy cơ lâm vào tình trạng tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên do khu phân bố quá hẹp lại bị thu hái quá mức để làm sinh vật cảnh và phá rừng làm mất môi trường sinh thái và điều kiện sống.
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Loài này thường mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng thưa, ở độ cao 1500 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Rừng ẩm nhiệt đới thường xanh
Đặc điểm sinh sản
Ra hoa vào tháng 5-6. Tái sinh bằng chồi và hạt.
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Là loài đặc hữu và nguồn gen hiếm của Việt Nam. Có giá trị làm cảnh vì có hoa đẹp, màu vàng, môi có diềm tua dài phân nhánh đẹp, hai thùy bên nhỏ.
Mối đe dọa
1. Quá khứ: Phạm vi phân bố chia cắt, bị khai thác lậu ở quy mô nhỏ. 2. Hiện tại: Phạm vi phân bố rải rác, bị khai thác lậu ở quy mô lớn; môi trường sống bị hủy hoại do khai thác gỗ. 3. Tương lai: Phạm vi phân bố bị hẹp đi, bị khai thác lậu ở quy mô lớn hơn; môi trường sống bị hủy hoại do khai thác gỗ thiếu kiểm soát.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đã liệt kê vào Phụ lục II của công ước CITES, 2021 và Danh mục Thực vật, Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IIA) của Nghị định số 84/2021/NĐ- CP. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (R). Được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) với cấp đánh giá ""nguy cấp"" (EN). Loài đã được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007).
Đề xuất
Cần đưa vào Sách đỏ Việt Nam tái bản đợt tới với tình trạng Cực kỳ nguy cấp (CR). Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ rừng phá hoại cảnh quan nơi sống của loài. Cần gấp rút di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về VQG Bì Đúp-Núi Bà, đồng thời nhanh chóng gieo ươm một cách khoa học để vừa tạo nguồn cây giống làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng khai thác, buôn bán trái pháp luật loài này ở trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Averyanov L.V., 1994. Identification guide to Vietnamese Orchids (Orchidaceae Juss.). 432 pp. St. Petersburg.
Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Khắc Khôi (Editors) et al., 2000. Tên cây rừng Việt Nam. 460 tr. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Bân, Averyanov & Dương Đức Huyến, (2005). Orchidaceae Juss.– Họ Lan. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 3: 512-666. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
Bộ Khoa học, Công nghệ & Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007). Sách đỏ Việt Nam. Phần 2-Thực vật. 611 trang. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội.
Bộ Khoa học, Công nghệ & Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2007). Danh lục đỏ Việt Nam. 412 trang. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội..
Phạm Hoàng Hộ, 1993. Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam). Quyển 3(2): 1026. NXB Mekong, Santa Ana/ Montreal.
Dương Đức Huyến, 2007. Thực vật chí Việt Nam (Flora of Vietnam). Tập 9: Họ Lan __ Orchidaceae, chi Hoàng thảo-Dendrobium. NXB KH & KT, Hà Nội.
Seidenfaden G., 1985. Opera Botanica. No 83. Orchid Genera in Thailand XII: 64. Copenhagen
Tzvelev N. N. (Editor) et al. 1990. Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora, vol. 1, 200 pp. Nauka, Leningrad.