Phân loại
Tên khoa học
Tên phổ thông
Phân bố
Việt nam
Lưu vực sông Đà - Hồng (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai); sông Thao và sông Chảy (Yên Bái), lưu vực sông Lô - Gâm (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Phú Thọ), sông Mã (Thanh Hoá), sông Lam (Nghệ An).
Độ cao ghi nhận thấp nhất
Độ cao ghi nhận cao nhất
Thế giới
Nậm Mã (Lào), lưu vực sông Nguyên - Hồng, Vân Nam (Trung Quốc).
Thông tin đánh giá
Phân hạng
VU
Tiêu chuẩn đánh giá
A2cde
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài này phân bố ở các lưu vực sông ở miền Bắc. Sinh cảnh sống, bãi đẻ của loài bị thu hẹp, suy thoái do xây dựng đập thủy điện, các hồ chứa nước và sự phát triển nhanh chóng của giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước; nloài này cũng bị đánh bắt với cường độ cao để làm thực phẩm; ước tính kích cỡ quần thể suy giảm hơn 30 % trong vòng 20 năm qua (tiêu chuẩn A2cde).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Suy giảm
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Tầng đáy và kề đáy có nhiều sỏi đá và rong rêu. Loài cá này thường xuất hiện ở trung lưu và thượng nguồn các sông nơi có dòng chảy xiết
Dạng sinh cảnh phân bố
Các vùng đất ngập nước nội địa, thường là những dòng sông, suối vùng cao, bao gồm cả thác nước (IUCN, 2022).
Đặc điểm sinh sản
Mùa sinh sản từ tháng 12 đến tháng hai năm sau. Bãi đẻ là nơi nước chảy xiết, nền đáy có nhiều sỏi đá. Khi đẻ cá thường tập trung thành đàn lớn, vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp.
Thức ăn
Các loài tảo bám, mùn bã hữu cơ và một số động vật không xương sống cỡ nhỏ.
Sử dụng và buôn bán
Bị đánh bắt làm thực phẩm.
Mối đe dọa
Sinh cảnh sống của loài này bị tác động do xây dựng các công trình thủy điện, hồ chứa nước, phát triển giao thông đường thủy và ô nhiễm nguồn nước.Loài này cũng bị đánh bắt quá mức.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Đề xuất
Bảo vệ sinh cảnh sống của loài trong tự nhiên, hạn chế đánh bắt, đặc biệt là vào mùa sinh sản.
Tài liệu tham khảo
Chu X.L. & Chen Y. (1989). The fishes of Yunnan, China. Part I Cyprinidae. Science Press, Beijing, China, 377 pp.
Đỗ Văn Thịnh, Ngô Sĩ Vân, Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Huckstorf V. & Freyhof J. (2011). Bangana lemassoni. The IUCN Red List of Threatened Species: e.T166874A6290018. https://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2011-1.RLTS.T166874A6290018.en. Accessed on 11 September 2022.
Kottelat M. (2001a). Fishes of Laos. WHT Publications Ltd, Colombo 5, Sri Lanka, 198 pp.
Kottelat M. (2001b). Freshwater fishes of northern Vietnam. A preliminary checklist of the fishes known or expected to occur in northern Vietnam with comments on systematics and nomenclature. The World Bank, Washington DC, 184 pp.
Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sĩ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam. Tập I. Họ cá chép Cyprinidae). Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 622 trang.
Pellegrin J. & Chevey P. (1936). Cyprinidés nouveau du Tonkin. Bulletin de la Société Zoologique de France, 61: 18-27.
Zheng L.P., Chen X.Y., Yang J.X. (2019). Molecular phylogeny and systematic revision of Bangana, sensu lato (Teleostei, Cyprinidae). Journal of Zoological Systematics and Evolutionary Research, 57: 884-891.
Dữ liệu bên ngoài
Hình ảnh và thông tin thêm