Phân loại
Tên khoa học
Phân bố
Việt nam
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk (Ea sup: Lắk), Đắk Nông (Đắk Mil), Gia Lai (Chư Prông), Khánh Hoà, Kon Tum (Sa Thầy), Ninh Thuận, Phú Yên, Tây Ninh
Độ cao ghi nhận thấp nhất
800 m
Độ cao ghi nhận cao nhất
900 m
Thế giới
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan
Thông tin đánh giá
Phân hạng
EN
Tiêu chuẩn đánh giá
A2acd
Diễn giải đánh giá theo các tiêu chuẩn
Loài nguy cấp, do suy giảm quần thể ước tính > 50 % trong khoảng 30 năm qua quan sát trực tiếp, suy giảm vùng phân bố, nơi cư trú và chất lượng sinh cảnh do bị khai thác rất mạnh và xảy ra thường xuyên để lấy gỗ (tiêu chuẩn A2acd).
Hiện trạng quần thể
Hiện trạng quần thể
Xu hướng quần thể
Ổn định
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Đặc điểm sinh cảnh sống
Mọc trong rừng thường xanh hay rụng lá, nơi đất ẩm, bằng phẳng hay độ dốc nhỏ, tầng đất dày, thoát nước, ở độ cao 800-900 m.
Dạng sinh cảnh phân bố
Đặc điểm sinh sản
Tái sinh bằng hạt, cây sinh trưởng chậm. Mùa hoa tháng 12 đến tháng 1 năm sau, mùa quả tháng 2-4 (Sách Đỏ Việt Nam 2007).
Thức ăn
Sử dụng và buôn bán
Gỗ quý đặc biệt, bền, chắc, có màu sắc và vân đẹp; dùng đóng đồ đạc cao cấp, hàng mỹ nghệ rất có giá trị.
Mối đe dọa
Số lượng cá thể ít, mọc rải rác; vùng phân bố, nơi cư trú giảm sút vì môi trường sống bị phá hại nghiêm trọng; bị khai thác rất mạnh, số lượng cá thể trưởng thành rất khó tìm thấy.
Biện pháp bảo tồn
Đã có
Loài này có tên trong Nhóm IIA, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Loài được xuất bản trong một số tài liệu liên quan bảo tồn thực vật góp phần tuyên truyền việc bảo tồn hợp lý loài này.
Đề xuất
Nâng cao nhận thức của địa phương về bảo vệ loài, bảo vệ nguồn tài nguyên và nơi sống, phục hồi môi trường sống tự nhiên, bảo tồn tại chỗ, nhân giống trồng bổ sung.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đăng Khôi (2003). Cẩm lai Dalbergia oliveri Gamble ex Prain. Trang 783. Trong: Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.